Nam, trong đó có khai thác mối quan hệ nguồn gốc văn hóa Việt Nam với
vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc. Điển hình là cuốn Mối quan hệ văn hóa thời
tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc của Trình Năng Chung (2009).
Tác giả này đi từ so sánh khảo cổ học văn hóa kết luận rằng văn hóa tiền sử
Bắc Việt Nam gắn liền với Nam Trung Hoa, và đây là khu vực sản sinh ra văn
hóa Bách Việt. Tuy nhiên, tác giả đã không thảo luận văn hóa Bách Việt đã sản
sinh ra như thế nào, diện mạo văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam ra sao v.v.. Ngoài
ra, tác giả Trịnh Sinh cũng có bài “Kỹ thuật luyện kim Bắc Việt Nam và Nam
Trung Hoa” đăng trên tạp chí Khảo cổ học (1998) cũng nhất trí về tính thống
nhất kỹ nghệ luyện kim vùng Lĩnh Nam.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu quan trọng của các tác giả, chúng tôi
nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với tư cách là một hệ thống văn
hóa hoàn chỉnh bên trong cộng đồng Bách Việt cổ. Đây là nội dung hoàn toàn
mới so với các tác giả đi trước.
c. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ văn hóa Bách Việt và văn hóa truyền
thống ở Việt Nam
Có một thực tế là ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về cội
nguồn văn hóa truyền thống ở Việt Nam, rất nhiều tác phẩm đề cập đến tổ tiên
Lạc Việt của người Việt Nam, đến cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ của văn
hóa Việt Nam, song không có công trình nào xét cội nguồn văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh văn hóa Lĩnh Nam, lấy đó làm cơ sở để thảo luận trực tiếp về
mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa truyền
thống ở Việt Nam.
Thứ nhất là nhóm các công trình chuyên sâu nghiên cứu về cội nguồn văn
hóa Việt Nam với tư cách là một đối tượng độc lập, chuyên biệt, dù rằng trong
đó ít nhiều có bàn đến văn hóa Bách Việt. Các tác giả tiêu biểu có thể kể Đào
Duy Anh với Cổ sử Việt Nam (1950); Lê Văn Siêu với các cuốn Văn minh Việt
Nam(1964), Việt Nam văn minh sử cương (1967), Việt Nam văn minh sử lược
khảo(1972); Nguyễn Phương với Việt Nam thời khai sinh (1965); Viện khảo cổ
học với bốn tập Hùng vương dựng nước 1, 2, 3, 4 (1970, 1972, 1973, 1974)
trong đó có nhiều bài viết có giá trị của các tác giả Trần Quốc Vượng, Hà Văn
Tấn, Chử Văn Tần v.v.; Bình Nguyên Lộc với Nguồn gốc Mã Lai của người