(1995), Phan Ngọc (1998), Nguyễn Ngọc San (2003) v.v. chuyên sâu thảo luận
tỉ mỉ về nguồn gốc tiếng Việt cổ, trong đó có nhấn mạnh vai trò của giao lưu
tộc người và ngôn ngữ thời Bách Việt. Các tác giả Hà Văn Tấn (1969), Hà Văn
Tấn và Nguyễn Khắc Sử (1978), Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử và Trình Năng
Chung (1999); Nguyễn Đình Khoa (1986), Trịnh Sinh (1996, 1998), Phạm Huy
Thông (2003) v.v. đứng ở góc độ khảo cổ học để phác họa chân dung văn hóa
Lạc Việt cổ ở Việt Nam. Các tác giả Đinh Gia Khánh (1993), Nguyễn Văn
Huyên (1995), Nguyễn Lân Cường (1996), Vũ Ngọc Khánh (1999, 2004), Chu
Xuân Diên (1999), Trần Quốc Vượng (2005), Ngô Đức Thịnh (2006)
v.v. ít
nhiều có bàn đến cội nguồn văn hóa Việt cổ (nền tảng văn hóa Đông Nam Á)
trong văn hóa Việt Nam thông qua các cứ liệu khảo cổ, văn hóa.
Một số tác giả Âu-Mỹ từng công bố một số công trình nghiên cứu về Việt
Nam, song chủ yếu chỉ bàn về Việt Nam thời cổ trung đại, tức là từ đầu Công
nguyên trở về sau, và rất ít đề cập đến cội nguồn văn hóa Bách Việt. Đại diện
có thể kể Keith Taylor với The Birth of Vietnam (Sự khai sinh nước Việt Nam,
1983), Neil L. Jamieson với Understanding Vietnam (Tìm hiểu Việt Nam,
1993) v.v. Một số tác giả khác mở rộng nghiên cứu cả khu vực Đông Nam Á
cổ, chẳng hạn Hall D.G.E. với A history of South-east Asia (Lịch sử Đông Nam
Á, 1964), Eberhard Wolfram với The local cultures of South and East
China (Văn hóa bản địa ở nam và đông Trung Hoa, 1968), Solheim II W.G.
(1969), Charles F. Keyes với The Golden Peninsular (Bán đảo Vàng, 1977),
Bernet Kempers A.J. với The kettledrums of Southeast Asia (Trống đồng Đông
Nam Á, 1988), Charles F.W. Higham với The archaeology of mainland
Southeast Asia (Khảo cổ Đông Nam Á lục địa, 1989), The Bronze age of
Southeast Asia (Thời đại đồ đồng ở Đông Nam Á, 1996), Early cultures of
mainland Southeast Asia (Văn hóa Đông Nam Á lục địa thời tảo kì, 2002),
Dougald JW. O’Reilly với Early civilizations of Southeast Asia (Văn minh
Đông Nam Á tiền sử, 2007), Ambra Calò với The distribution of bronze drums
in Southeast Asia (Sự phân bố trống đồng ở Đông Nam Á, 2009) v.v..
Tại Trung Quốc, một vài tác giả có nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt
Nam, song chủ yếu đặt dước góc nhìn văn hóa truyền thống Việt Nam là một
phần của Bách Việt, trong khi văn hóa Bách Việt nằm dưới hệ thống văn hóa