Việt Nam (1971); Lê Mạnh Thát với Lục độ Tập kinh và Lịch sử khởi nguyên
của dân tộc ta (1972); Kim Định với Nguồn gốc văn hóa Việt Nam (1973) và
một số sách khác; Lê Văn Hảo với Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng
nước (1982); Hà Văn Tấn với Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ (1982); nhóm
tác giả Phạm Minh Huyền.. với cuốn Trống Đông Sơn (1987); Nguyễn Việt
với Những nghiên cứu mới về tiền sử, sơ sử Việt Nam (Berlin, Đức, 1988)
và Hà Nội, thời tiền Thăng Long (2010); Phạm Minh Huyền với Văn hóa Đông
Sơn, tính thống nhất và đa dạng (1993); Trần Quốc Vượng với Việt Nam khảo
cổ học (Tokyo, 1993) và Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000); Hà
Văn Tấn chủ biên cuốn Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam(1994); Nguyễn Lân
Cường với Đặc điểm nhân chủng cư dân văn hóa Đông Sơn(1996); nhóm
Đặng Văn Lung.. với Văn hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương(1998); Bùi
Thiết với Việt Nam thời cổ xưa (1999); Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc
văn hóa Việt Nam (1996, 1997, 2001, 2004); Chử Văn Tần với Văn hóa Đông
Sơn, văn minh Lạc Việt (2003); Nguyễn Duy Hinh với Văn minh Lạc
Việt(2004); Hà Văn Tấn với Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam (2005); Ngô
Đức Thịnh với Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006); Nguyễn Khắc
Thuần với Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ XIX (2007) v.v..
Nhóm người Việt hải ngoại cũng có đóng góp không nhỏ, chẳng hạn Phạm
Việt Châu với Trăm Việt trên vùng định mệnh (1997); Cung Đình Thanh với
cuốn Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa
học (2003); Nguyễn Đức Hiệp với bài “Giao lưu văn hóa Việt-Tày- Nùng”
trong cuốn Khoa học soi sáng lịch sử (2007); Nguyễn Văn Ưu với công
trình Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (2009) v.v..
Thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của văn hóa
truyền thống ở Việt Nam, trong đó có cội nguồn văn hóa Bách Việt. Nhiều nhất
là các bài viết trên các tạp chí khoa học Nghiên cứu lịch sử, Khảo cổ học, Ngôn
ngữ học v.v.. Tính riêng từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 8 năm 1978, tạp
chí Nghiên cứu lịch sử đã công bố 64 bài viết liên quan đến Việt tộc, tiêu biểu
có “Quá trình hình thành và phát triển Việt tộc” của Văn Tân; “Thử bàn về đặc
điểm nhân chủng của người Việt” của Nguyễn Đình Khoa; “Cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng trong sử sách cổ đại” của Nguyễn Xuân Lân v.v.. Các tác giả
Phạm Đức Dương (1983, 1986), Nguyễn Ngọc Bích (1994), Nguyễn Tài Cẩn