VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 12

xây dựng văn hóa Nam Trung Hoa. Đó là Viên Chung Nhân với Văn hóa Lĩnh
Nam
(1998); Bảo tàng Quảng Tây có cuốn Âu Lạc di túy (2006); Trương Thọ
Kỳ có Người Đản gia(1991); Tăng Mục Dã có Bàn về Lĩnh Nam (2005); Tạ
Thế Trung với Luận thuật quốc tộc: Trung Quốc với bối cảnh Bắc Đông Nam
Á
(2004); La Chí Hoan với Văn hiến lịch sử Lĩnh Nam (2006); Hoàng Thục
Sính với Nghiên cứu văn hóa tộc người và khu vực Quảng Đông (1999); Củng
Bá Hồng với Quảng Phủ văn hóa nguyên lưu (1999) v.v..

Bên ngoài Trung Quốc, một số tác giả thế giới cũng có nghiên cứu về vùng

văn hóa này, tuy nhiên cũng nhìn vấn đề ở giai đoạn lịch sử văn hóa Bách Việt
vùng Lĩnh Nam giao lưu và hòa nhập vào văn hóa Hán về sau.

Ở phương Tây, các tác giả tập trung đi nghiên cứu nguồn gốc văn hóa lịch

sử của từng dân tộc cụ thể (người Việt, người Choang, người Thái, người
Mường, người Lê, người Đồng v.v.), hoặc các chuyên tác bàn về các bình diện
văn hóa, nghệ thuật, phong tục các dân tộc bên cạnh các công trình nghiên cứu
khảo cổ học, ngôn ngữ học, di truyền học mang tính khu vực (vùng). Đại diện
có Edward H. Schafer với The vermilion bird – T’ang images of the
South
(Chim chu tước – hình ảnh phương Nam thời Đường, 1967); Jeffrey
Barlow với The Zhuang: Ethnogenesis (Dân tộc Choang: sự khai sinh dân tộc,
2005); Sow-Theng Leong với Migration and ethnicity in Chinese history –
Hakkas, Pengmin and their neighbors
(Sự thiên di và dân tộc tính trong lịch sử
Trung Hoa – người Khách Gia, người Bình dân và các cộng đồng lân cận
,
1997); Vallibhotama Srisakra với Zhuang – the oldest Tai (Choang – người
Thái cổ xưa nhất
, 1993) v.v.

Tại Nhật Bản, chỉ một vài tác giả quan tâm đến vấn đề này, bởi lẽ nó cũng

chỉ là một bộ phận của toàn khối Bách Việt. Các tác giả có thể kể như Hà
Nguyên Chính Bác với bài “Quá trình kinh lược của Tần Thủy Hoàng ở Lĩnh
Nam” (?); Hà Bạch Điểu Phương Lang với bài “Chủng tộc của dân bản thổ
Hoa Nam” (?) v.v..

Ở Việt Nam cũng hoàn toàn chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu

một cách có hệ thống về văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam, hoặc là nghiên cứu cơ
tầng văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Bách Việt toàn
vùng Lĩnh Nam. Một vài chuyên luận khai thác một số bình diện văn hóa Lĩnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.