VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 16

Hoa Hạ (thuyết Hạ-Việt đồng nguyên) hoặc là một bộ phận cấu thành văn hóa
Trung Hoa (thuyết Hạ-Việt nhất thống). Chính vì thế, các tác giả chủ yếu phân
tích và nhấn mạnh những điểm tương đồng hơn là tính chỉnh thể của văn hóa
Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể Dương Lập Băng với bài “Đánh giá các nghiên
cứu của giới sử học nghiên cứu Việt Nam về lịch sử Việt Nam cổ đại” đăng
trên Học thuật luận đàn (1982); Mông Văn Thông, Vương Văn Quang với Việt
sử tùng khảo
(1983); tác giả Phạm Hồng Quý với “Thảo luận về vấn đề hình
thành dân tộc Việt Nam” đăng trên Động thái nghiên cứu dân tộc (1987), và
các cuốn Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc (1999), Các dân tộc tương quan
ở Hoa Nam và Đông Nam Á
(2004); Quách Chấn Đạc với Việt Nam thông
sử
(2001) v.v..

Chúng tôi hoàn toàn kế thừa các thành quả nghiên cứu của các tác giả Việt

Nam và phương Tây, sử dụng chúng làm tư liệu để khảo sát vấn đề chính là
mối quan hệ nguồn cội giữa văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa
truyền thống ở Việt Nam (chương 3). Do vậy, trọng tâm mà chúng tôi khảo sát
và các mối quan hệ văn hóa, chứ hoàn toàn không nỗ lực phác họa diện mạo
văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Rõ ràng, nghiên cứu theo hướng này của
chúng tôi không trùng lắp bất kỳ công trình nào tại Việt Nam và trên thế giới.

Tóm lại, có thể thấy vấn đề nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam

và mối quan hệ với văn hóa truyền thống ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu
mới, dù rằng nhiều khía cạnh cụ thể của nó được khá nhiều tác giả đứng ở
nhiều góc độ bàn đến. Chúng tôi mạnh dạn khẳng định tính độc lập và mới mẻ
của công trình này.

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và mối quan hệ của nó với

văn hóa truyền thống ở Việt Nam, trước tiên là nhằm khảo sát các bình diện
văn hóa Lĩnh Nam theo thành tố, qua đó nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp,
tương hỗ giữa các thành tố đó dựa trên cơ sở các thành tựu khoa học có liên
quan nhằm nắm bắt được tính chất, nội dung, loại hình, đặc điểm, cấu trúc của
vùng văn hóa này, để cuối cùng rút ra được quy luật phát triển của nó. Sau đến,
trên nền tảng ấy, chúng tôi tiến hành xác định vị trí, tính chất, vai trò của văn
hóa Lạc Việt, trực tiếp diễn giải mối quan hệ nguồn cội giữa nền văn hóa bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.