VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 8

Về các cuốn (hoặc bài viết) mang tính khảo cứu, phần đông do các tác giả

bên ngoài Trung Hoa đại lục công bố. Tiêu biểu có các cuốn (bài) “Tôn Ngô và
sự nghiệp khai phá Sơn Việt” (1951) của Phụ Lạc Thành; bài “Người bản thổ
Nam Dương và dân tộc Bách Việt cổ Trung Quốc” (1951) và bài “Người Mân
Việt cổ và các dân tộc bản địa Đài Loan” (1952) của Lăng Thuần Thanh; “Tôn
Ngô khai phá Man Việt” (1953) của Cao Á Vĩ; “Khảo cứu dịch ngữ An Nam.
Nghiên cứu bộ phận Việt tộc trong dịch ngữ Hoa – Di” (1953) của Trần Cảnh
Hòa; “Địa vực tám quận Nam Hải” (1953) của Thi Chi Miễn; các bài “Nghiên
cứu tiến trình lịch sử các dân tộc vùng tây nam thời tiên Tần” (1957); chuyên
luận “Một trong các đặc trưng văn hóa đồ đá mới vùng đông nam Trung Quốc
– bôn có nấc” (1958) của Lâm Huệ Tường; “Một trong các đặc trưng văn hóa
đồ đá mới vùng đông nam Trung Quốc – đồ gốm hoa văn in (1959) của Lã
Vinh Phương; bài “Sơ thám xã hội nguyên thủy ở Quảng Đông” (1959) của
Đội khảo cổ Đại học Trung Sơn; bài “Sự phân bố nền văn hóa nguyên thủy ở
Trung Quốc và Đông Nam Á” (1961)của Tưởng Toản Sơ; bài “Công thần khai
phá đất Lĩnh Nam: Triệu Đà” (1962) của Hoàng Mạt Sa; bài “Bước đầu khảo
cứu địa vực cư trú và kết cấu xã hội người Mân Việt cổ thời Tây Hán” (1963)
của Diệp Quốc Khánh và Tân Thổ Thành; bài “Về tộc Mân Việt thời Đông
Hán” (1964) của Diệp Quốc Khánh; bài “Nguồn gốc và quá trình phát triển của
Đông Việt, Sơn Việt” (1964) của Trần Khả Úy; bài “Kinh doanh của các triều
đại Tần – Hán ở phương Nam” (1973) của Tiêu Phồn; bài “Sơ thám nguồn gốc
tộc Tây Âu” (1978) của Lương Chiêu Thao; bài “Dạ Lang giản luận” (1979)
của Dương Đình Nghiên; bài “Bàn về tính chất xã hội nước Việt thời Xuân

Thu – Chiến Quốc” (1979) của Tưởng Bính Chiêu v.v.

[7]

.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu Bách Việt trong giai đoạn khủng

hoảng thiếu hẳn tính hệ thống, chủ yếu là đi vào các khía cạnh cụ thể và kế
thừa quan điểm của các tác giả giai đoạn trước. Điều đáng ghi nhận là giới
nghiên cứu đã bắt đầu ứng dụng các kết quả khảo cổ học vào công trình của
mình, tuy nhiên họ vẫn bị chi phối bởi tư tưởng “tự ngã trung tâm”.

Giai đoạn 1980 đến nay là giai đoạn phát triển. Đầu thập niên 1980 chứng

kiến việc thành lập Hội Nghiên cứu lịch sử văn hóa Bách Việt tại Đại học Hạ
Môn (tỉnh Phúc Kiến), cơ quan tiến hành nhiều kỳ hội thảo chuyên sâu về lịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.