VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 61

Thời Tần, nhà nước đặt quận Tượng Quận ở vùng Lạc Việt, có ý kiến cho rằng
Tượng Quận bao trùm toàn bộ phần Tây Lạc Việt, song trên thực tế thì đó chỉ
là phần Đông Lạc Việt này hoặc hữu danh vô thực. Thời Hán thuộc, dải đất
này chia thành các quận Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, Uất Lâm, Hợp Phố,
Đạm Nhĩ và Chu Nhai. Tác giả Tưởng Đình Du [1982: 217-230] đi từ nghiên
cứu khảo cổ học cũng khẳng định như vậy. Sách Cựu Đường Thư (thiên Địa Lý
Chí
) cho vùng Mậu Danh (tây nam Quảng Đông) xưa cũng là nơi tạp cư của
người Tây Âu và Lạc Việt, song phổ biến hơn vẫn là cư dân Lạc Việt, cụ thể
người Lạc Việt cổ cư trú từ tuyến đường sắt Mậu Danh – Nam Ninh (Trung
Quốc) trở về phía nam đến đồng bằng sông Mã (Việt Nam), bao gồm cả bán
đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam [Trương Thanh Chấn.. 2002: 51; Jeffrey Barlow
2005]. Trong quá trình lịch sử xã hội từ đầu Công nguyên về sau, cư dân Hán
phương Bắc (quan lại, binh lính, dân chiêu mộ, dân tự do), người Hán miền
Giang Nam, người Hán Quảng Đông, người Hán Phúc Kiến v.v. không ngừng
di chuyển ra tiểu vùng này làm cục diện quan hệ tộc người càng phức tạp thêm.
Cư dân Việt Tây vùng bán đảo Lôi Châu dù đã nói phương ngữ Quảng Đông
song lại có chất giọng khác với vùng Châu Giang [tư liệu điền dã tại Hóa
Châu, Mậu Danh, Lôi Châu, Trạm Giang (Quảng Đông) năm 2008]. Sự khác
biệt ấy bắt nguồn từ ở tố chất Lạc Việt, trong khi tiếng Quảng Đông có cơ tầng
là ngôn ngữ Nam Việt cổ. Sự gắn kết giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam

như là một phần của Lạc Việt còn thể hiện qua tín ngưỡng Tiễn phu nhân

[31]

rất phổ biến trong vùng, nhưng rất hiếm thấy xuất hiện ở đồng bằng Châu
Giang cùng thuộc tỉnh Quảng Đông và cùng một môi trường kinh tế – xã hội.

Trong ngôn ngữ học, tiếng nói dân tộc Lê ở Hải Nam được xếp vào chi

Kadai của nhóm Thái-Kadai do tìm thấy nhiều điểm chung với nhánh Tày-Thái
và Nam Đảo. Theo chúng tôi, trong thành phần tộc người của họ có cả các yếu
tố Đông Việt (nhóm quay trở về từ vùng Ngô Việt), Âu Việt và cư dân Nam
Đảo từ quần đảo Nam Dương và người Chăm-pa từ dải đất nay là trung bộ Việt
Nam vượt biển sang quần cư mà thành. Trong khi đó, phương ngữ Hán Hải

Nam chưa thật sự hình thành

[32]

.

Dân gian người Lê ở Hải Nam hiện còn lưu truyền thần thoại sáng thế thể

hiện mối quan hệ mật thiết giữa đảo Hải Nam và vùng đất liền đồng bằng sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.