Hồng
. Câu chuyện này có nhiều nét tương đồng với tích Âu Cơ – Lạc Long
Quân ở Việt Nam, ở sự kết hợp hai yếu tố miền núi rừng (Âu Cơ, nàng tiên) và
miền biển (Lạc Long Quân, vua rồng), và ở tục thờ chim thần, rồng-rắn. Nó
còn phản ánh mối quan hệ nguồn cội giữa hai tiểu vùng Đông-Tây Lạc Việt
trong lịch sử.
Có thể thấy, qua quá trình biến thiên lịch sử, tiểu vùng này đã đi từ đồng
nhất trong nguồn gốc văn hóa (Lạc Việt cổ) đến dị biệt do điều kiện tự nhiên
đặc thù (địa lý phân tán) và hoàn cảnh lịch sử – xã hội đặc biệt. Tựu chung,
tiểu vùng này có quan hệ nguồn gốc văn hóa và tộc người với tiểu vùng sông
Hồng-sông Mã, song lại có quan hệ lịch sử – xã hội mật thiết với tiểu vùng
Nam Việt. Tính chất phân tán của tự nhiên tạo nên tính dị biệt đã hạn chế sự ra
đời của các nhà nước cổ đại có cơ cấu chặt chẽ. Dù vậy, trong các cuốn Sơn
Hải Kinh, Thái Bình Ngự Lãm từng ghi nhận tên gọi các “nước Đạm Nhĩ” (
儋
耳国), “nước Điêu Đề” (雕题国) v.v..
Hai tuyến di cư vào Lĩnh Nam của người Ngô Việt [Trịnh Tiểu Lô 2007: 237]
+ Tiểu vùng Tây Lạc Việt
Ở tiểu vùng phía tây nam còn lại, tức vùng đất nay là Bắc Bộ Việt Nam, về
cơ bản là vùng cư dân Lạc Việt. Ranh giới giữa tiểu vùng này và các không
gian lân cận chỉ mang tính tương đối. Tác giả Vương Văn Quang [2007: 91]