Còn trong lĩnh vực sùng bái tự nhiên, ta có thể phân làm hai dạng (1) thờ
các hiện thực tự nhiên như đất (thổ thần), trời, sông (thủy thần), biển (hải
thần), núi (sơn thần), ao hồ, v.v.; và (2) thờ các hiện tượng tự nhiên như mây,
mưa, sấm, chớp, động đất, núi lửa, nhật thực – nguyệt thực, thiên tai, lụt lội,
bệnh tật v.v.. Đại diện có thể kể như hình mặt trời ở giữa trống đồng tìm thấy ở
khắp Lĩnh Nam và một phần Vân-Quý [Kim Định 2001]
; bức bích họa Hoa
Sơn ở Quảng Tây (xem hình 2.17-18) miêu tả buổi lễ tế thủy thần của người
Việt. Các tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên (trời, đất, nước..) có thể kể
tục thờ Tam phủ trong tín ngưỡng người Việt ở Việt Nam, tục thờ “Tam giới
thần” (
三界神) ở người Choang và cả người Hán Hoa Nam, tục thờ Lôi thần
vùng bán đảo Lôi Châu [Eberhard W. 1968: 253- 256], tục thờ Thổ công, ông
Thiên – bà Thiên, Thường Nga (bà Nguyệt) v.v. trong văn hóa Nam Trung Hoa
và Việt Nam. Trong cuốn Văn hóa sùng bái tự nhiên dân tộc Choang [2004],
tác giả Liêu Minh Quân thảo luận rất tỉ mỉ các tục thờ trời,
trăng, lôi, chim, cóc, rắn-rồng, trâu (động vật), tre-trúc, hoa, lúa, bầu bí (hồ
lô)v.v. (thực vật) và kết luận đấy là những “di sản tiêu biểu” của văn hóa Bách
Việt.
Cuối cùng phải bàn đến tục sùng bái con người. Như đã bàn đến ở phần văn
hóa nhận thức, tục thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng, thủ lĩnh – vua tổ xuất phát
từ quan niệm con người có hồn và xác, khi chết đi hồn vẫn tồn tại nên phải tôn
thờ
.
Xin bàn thêm về tục thờ Thành hoàng ở nam Dương Tử và Lĩnh Nam. Theo
ghi nhận trong cuốn Sừ Kinh Thư Xá Mặc (
锄经书舍墨, thời Thanh), tục thờ
Thành hoàng xuất hiện đầu tiên ở Giang Tô vào khoảng năm 239 sau CN, mãi
đến năm 552 mới được nhiều sử gia Trung Quốc chú ý. W. Eberhard [1968:
191] khẳng định rằng tục thờ này xuất phát từ vùng nam Dương Tử- Lĩnh Nam
(theo Cầu Vũ Am Tùy Bút (
求雨盦随笔)), có mối quan hệ mật thiết với yếu tố
văn hóa Bách Việt cổ, và chỉ thực sự trở thành tục thờ chính thức ở Trung
Quốc từ đời Đường về sau. Thần Thành hoàng cũng là thần công lý, thần khai
sáng trong tiềm thức dân gian. Cho đến hôm nay, vùng dân cư Khách Gia, Mân
Nam, Triều Châu, nam Phúc Kiến, bắc Quảng Đông [tư liệu điền dã 2008],