VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 100

Bắc Bộ Việt Nam (tây nam Lĩnh Nam) giữ tục thờ thần Thành hoàng một cách
trân trọng nhất. Nhiều ý kiến cho rằng Thành hoàng có tiền thân là ma làng.

2.3.2. Phong tục – lễ hội

2.3.2.1. Ở phần phong tục, chúng tôi phân thành ba nhóm: (1) phong tục tâm

linh, chủ yếu bàn về các phong tục liên quan đến đời sống tâm linh như chiêm
bốc, các nghi thức shaman cổ, các phong tục gắn với niềm tin linh hồn, ma
quỷ, thần thánh; (2) phong tục vòng đời, cơ bản là các phong tục gắn với chiều
dài cuộc sống đời người, quan trọng nhất là hôn nhân và tang ma; và (3) các
phong tục đời sống
, chú trọng ở các phong tục dân gian gắn liền với đời sống
xã hội như cắt tóc, xăm mình, nhuộm răng v.v.. Các thuật ngữ phong tục tâm
linh, phong tục vòng đời và phong tục đời sống
chỉ mang tính công cụ, chỉ áp
dụng cho phần nội dung dưới đây bởi một phong tục bao giờ cũng mang trong
mình các yếu tố xã hội và tâm linh tùy vào cấp độ, góc nhìn.

a. Nổi bật của phong tục tâm linh là ma thuật-chiêm bốc và các nghi thức

sha- man. Trong bức bích họa Hoa Sơn (Quảng Tây) miêu tả quang cảnh tế
thủy thần có hình ảnh của vị tù trưởng kiêm vai trò vu sư tế lễ được phác họa ở
vị trí trung tâm với kích cỡ to hơn những nhân vật khác. Còn cuốn Sử
(thiên Quy Sách Liệt Truyện) có ghi nhận rằng các dân tộc Man, Di, Đê,
Khương cũng có tục chiêm bốc, tuy khác với người Hoa Hạ: “tứ di các dị bốc”
(

四夷各异卜= tứ di đều có thuật chiêm bốc khác biệt nhau).

Nhìn chung, thuật chiêm bốc Bách Việt cổ có thể phân ba loại chính là “kê

bốc”, “xà bốc” và “chiêm mộng”. Ở đây, khó có thể phân biệt loại nào mang
nguồn gốc Lĩnh Nam, bởi cổ sử không đề cập đến tính địa phương của chúng.

Theo cuốn Sử Ký (thiên Phong Thiền Thư), thời Hán tấn công Mân-Đài và

Lĩnh Nam, dân Việt trong vùng dùng kê bốc để dự đoán thời thế. Cuốn Hán
Thư
(thiên Giao Lễ Chí) cũng có ghi chép tương tự. Thời Đường, cuốn Sử Ký
Chính Nghĩa
có giải thích tục kê bốc vùng Lĩnh Nam như sau: “giết một con
gà và một con chó nấu chín, đọc lời tế, sau lấy hai mẩu xương hốc mắt gà quan
sát, nếu trên đó có vết nứt giống nhân dạng thì cho là may mắn, còn bằng
không thì là xui xẻo”. Cuốn Bắc Hộ Lục (

北户录) có ghi người Việt vùng nam

Ung Châu (

邕州, nay là Nam Ninh) dùng quả trứng gà bôi đen, đem nấu chín,

vớt ra bổ đôi quả trứng, quan sát vỏ trứng từ mặt trong để suy đoán hung cát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.