[Hồ Phác An 1935]. Nhà thơ Liễu Tông Nguyên (
柳 宗 元 )trong bài Đồng
Mân (
峒岷) cũng có câu “kê cốt bốc niên bái thủy thần” (鸡骨卜年拜水神)
nói về tục kê bốc trong đại lễ tế thủy thần cư dân vùng Liễu Châu (Quảng
Tây). Các tác giả Phạm Thành Đại, Châu Khứ Phi đời Tống và Quảng Lộ đời
Minh đều có những ghi chép miêu tả tục kê bốc. Ngày nay, tục này còn phổ
biến rải rác trong văn hóa các dân tộc hậu duệ hoặc có quan hệ mật thiết với
Bách Việt như Việt, Choang, Đồng, Thủy, Bố Y, Lê ở Lĩnh Nam và Vân–Quý.
Dân Choang gọi là do:k kai (
诺鸡 nặc kê) [Liêu Minh Quân 2004: 15-16].
Người Bố Y nâng tục kê bốc còn lên thành “kê quái” (
鸡卦), trong đó có các
quẻ “giới tiêu (
介 肖)”, “giới gia (介加)”, “giới tam (介三)”, “giới vinh (介
荣)”, “giới yếu (介要)” v.v. (trong tiếng Bố Y, “giới (介)” nghĩa là “gà (鸡
=kê)”). Họ dùng hai chân gà sắp sóng đôi, dùng tăm tre xuyên qua các hốc
xương để xếp thành các quẻ rồi đoán hung cát. Cũng có thuyết cho rằng tục kê
bốc có nguồn gốc xuất hiện từ tục sùng bái chim thần [Mạc Tuấn Khanh 1986:
147-153].
Tục “xà bốc” theo nhiều tác giả là có quan hệ đến tục sùng bái rắn–rồng rắn
của người Việt cổ. Đến đời Thanh, vùng Quảng Đông trong tục thờ “Tam giới
thần” vẫn duy trì phong tục “xem rắn để quyết định tương lai”. Ngày nay
người Hán một số nơi vùng Phúc Kiến (Mân-Đài) vẫn còn giữ nguyên tục này.
“Chiêm mộng”, có thể coi là một dạng vu thuật chiêm bốc cổ, phát triển từ
dạng niềm tin muốn biết trước tương lai. Ở Lĩnh Nam, tục lên đồng từng rất
phổ biến trong văn hóa dân gian các dân tộc Choang (tiểu vùng Âu Việt), Kinh,
Tày, Nùng (tiểu vùng Tây Lạc Việt). Người thực hiện việc lên đồng thường là
phụ nữ. Ở một số nơi có cả nam giới tham gia. Vùng Hồ Nam (Nhị Hồ),
Quảng Tây có tục hát bài thần ca Mãn Giang Hồng (
满江红=Màu đỏ phủ khắp
sông) theo điệu múa sha-man.
b. Trong phong tục vòng đời, chúng tôi chủ yếu khảo sát phong tục hôn
nhân và phong tục tang ma do hai phong tục này được ít nhiều ghi chép trong
cổ sử Trung Hoa các thời kỳ, đồng thời những tàn dư của chúng vẫn có thể tìm
thấy trong phong tục đương đại.
Trong phong tục hôn nhân, xét theo chiều lịch đại, cư dân Bách Việt xưa có
truyền thống hôn nhân thuần phác, gắn liền với đời sống cộng đồng thôn làng