VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 102

và lối sống nông nghiệp. Cổ sử Trung Hoa tuy ít đề cập đến phong tục này
song nhiều di tích còn để lại qua các cổ tục không về nhà chồng (bất lạc phu
gia), chợ tình (hãn biểu), sản ông, kéo vợ, nối dây
v.v. vẫn còn phổ biến trong
truyền thống văn hóa các tộc người thiểu số ở phía tây, tây nam Lĩnh Nam, cao
nguyên Vân-Quý.

Các tiểu vùng Lĩnh Nam khác nhau về điều kiện môi sinh, đời sống kinh tế –

văn hóa, do vậy vẫn có thể nhận diện được sự khác biệt trong phong tục.
Chẳng hạn, trong lịch sử Lạc Việt hầu như không có ghi chép về các tục kéo

vợ, cướp hôn hay sản ông

[58]

, mà ngược lại là kiểu hôn nhân thuần khiết nam-

nữ, trong phong tục coi trọng các lễ vật đất – muối, trầu – cau, cốm – hồng v.v.
tượng trưng cho âm, dương hay vợ, chồng. Ngoài ra, trong vùng từng có
tục không về nhà chồng (

不落夫家 bất lạc phu gia), một phong tục Bách Việt

chung.

Các phong tục hôn nhân Lĩnh Nam xưa thể hiện các đặc trưng: (1) cầu mong

hòa hợp vợ chồng (âm dương); (2) cầu mong sinh sôi. Tiêu biểu có tục chọn
đôi quả trứng gà làm lễ vật cầu hôn vùng Triều Châu (Quảng Đông); tục ăn
quả lựu ngày cưới ở khắp Hoa Nam; các tục giã cối đón dâu, trải chiếu nửa xấp
– nửa ngửa, ăn bánh su-sê, ăn bát chè đậu v.v. của người Việt Nam.

Thời nay, ngành văn hóa dân gian đã tìm ra một số tập tục được cho là bắt

nguồn từ phong tục hôn nhân Bách Việt xưa, ví dụ tục kéo vợ ở các tộc
Hmong, Dao, các tục “ở nhà vợ” hoặc “không về nhà chồng” (bất lạc phu gia
不落夫家, tọa gia 坐家) ở các cộng đồng Choang, Bố Y, Thủy v.v.. Lấy tục
“không về nhà chồng” làm ví dụ. Sau khi kết hôn vài ngày, cô dâu đã quay trở
về nhà bố mẹ đẻ ở luôn, sớm thì vài ba năm, muộn thì chín mười năm mới trở
lại nhà chồng, nhất là lúc sắp có con. Nguyễn Duy Hinh [2004: 410] ghi nhận
một số trường hợp cô dâu về nhà mẹ đẻ ngay sau hôn lễ tại xã Trưng Trắc (Văn
Lâm, Hưng Yên) cuối tk. XX. Tại một số vùng ở tiểu vùng Âu Việt, trong thời
gian “tọa gia”, người phụ nữ vẫn có thể tham gia các hoạt động văn hóa – xã
hội, thậm chí có thể có bạn trai mới thông qua các lễ hội tình nhân. Tương tự,
người Lê ở Hải Nam có tục “phóng liêu” (

放寮), người Bố Y có tục “hãn biểu”

(

赶表), người Choang có vũ hội “ca khư” (歌圩), người Đồng thì có tục “hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.