VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 104

Lũng Hòa, Thanh Đình, Tràng Kênh, Quế Dương, Thiệu Dương, Đông Sơn
(Việt Nam). Muộn hơn một ít là các di chỉ Mân Hầu (Phúc Kiến), Nhiêu Bình
(Quảng Đông) vào khoảng nửa cuối thiên niên kỷ II trCN. Trên đại thể, các
ngôi mộ đều có huyệt hình tứ giác dài, đáy sâu. Về sau xuất hiện dạng huyệt
mộ hình chữ T, như tại di chỉ vịnh La Bạc (Quảng Tây). Diện tích mộ huyệt
dao động từ 2 mét vuông đến 8 mét vuông tùy vào địa vị xã hội và mức độ
giàu nghèo của người chết. Để chống thấm nước, người ta đặt các loại than, đất
sét trắng, đá trứng ở phía dưới, nhất là vùng Mân Việt và Lĩnh Nam. Vật tùy
táng thường thấy vẫn là các loại đồ gốm, đồ sứ nguyên thủy, một số dụng cụ đồ
đồng (ở các ngôi mộ mới hơn) v.v. Một số ngôi mộ có quy mô lớn có vật tùy
táng, ví dụ quần thể mộ táng vịnh La Bạc (Quảng Tây) và mộ Nam Việt
Vương Triệu Muội tại Quảng Châu (Quảng Đông). Nhiều tác giả quy kết rằng
đến tk. II trCN, “vùng văn hóa Bách Việt vẫn còn tục tùy táng” [Đội công tác
Văn vật Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây: 1978].

Quan tài hình thuyền được tìm thấy rải rác khắp Lĩnh Nam. Chiếc quan tài

hình thuyền ở Việt Khê (Việt Nam) có niên đại Đông Sơn (tk. IV trCN) được
bảo quản khá nguyên vẹn. Ở một số ngôi mộ cổ ở Quảng Đông, người ta tìm
thấy nhiều thuyền táng bằng sứ hoặc đất nung có niên đại thiên niên kỷ I trCN.

H.2.10. Một số kiểu quan tài hình thuyền phổ biến [Lăng Thuần Sinh 1979: 742]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.