thì không ai chịu nhận định cho thanh sở. Lần này tôi gắng hết sức đứng về
phương diện khách quan để bàn :
- Trước hết tôi theo phương diện khách quan mà chỉ nguyên lai của chữ
văn-hóa chúng ta dùng.
- Tiếp đó, tôi so sánh khái niệm văn-hóa với khái niệm văn-minh mà
nhận rõ chỗ khác nhau của nó.
- Ở phần thứ ba, tôi phân tích cái khái niệm văn-hóa để nhận rõ chỗ
khác nhau giữa văn-hóa và ý-thức-hệ.
- Đến phần thứ tư và thứ năm, tôi lại chỉ rõ rằng sáng-hóa chỉ là một
phương diện của lịch trình sản sinh văn-hóa mà giáo-hóa thì chỉ là một bộ
phận nhỏ của văn-hóa mà thôi.
- Sau cùng muốn nhận định chân-tướng của văn-hóa, tôi thử tìm xem
hoạt-động văn-hóa là thế nào, rồi nhân sự chuyên môn hóa của sự hoạt-động
văn-hóa, tôi tìm đến cái quan-niệm văn-hóa thu hẹp thành những năng lực
tinh-thần xúc-tiến sự tiến-triển của văn-hóa chung của xã-hội.
Thực ra, ba đoạn ấy đều chỉ bàn về một đề mục là « Văn-hóa là gì ? »
Nhưng trong mỗi đoạn tôi đứng về một phương diện riêng mà bàn. Tôi ước
ao rằng đã đạt được một phần nào cái tham-vọng định nghĩa chữ văn-hóa là
một chữ đã làm người ta hao tổn bao nhiêu giấy mực và tinh-lực chỉ vì
người ta không chịu tìm hiểu một cách khách quan.
Nếu chúng ta đã có thể đồng ý về nghĩa và giới hạn của chữ văn-hóa,
thì chúng ta sẽ dễ dàng đồng ý về ý nghĩa và giới hạn của sự hoạt-động văn-
hóa. Tiến lên một bực nữa, nếu chúng ta lại quả quyết nhận định cái nhu-yếu
gây dựng một văn-hóa mới cho dân tộc, cho loài người ngày nay, nếu chúng
ta nhận thấy cái xu hướng mạnh mẽ của nền văn-hóa mới đương hăng hái và
quyết liệt tự đào tạo ở trong nhân loại thì chúng ta đã có được những điều
kiện cơ bản để hành-động, nhưng công việc của chúng ta vẫn chưa làm được
chút nào, vẫn còn nguyên cả. Sự hoạt-động văn-hóa mới của chúng ta bây
giờ là mới mở mối đầu.