Tiết Đức Lễ nói:
- Đúng rồi! Ta là Tiết Đức Lễ đây, còn ngươi có phải là Địch Thanh đó
không?
Địch Thanh nói:
- Phải!
Tiết Đức Lễ nói:
- Lâu nay ta nghe danh ngươi cũng ngỡ anh hùng vô địch, té ra trông ngươi
mình mẩy không đầy một nắm xương vậy đánh với ta sao lại.
Địch Thanh nghe nói nổi giận xốc tới đánh với Tiết Đức Lễ dư trăm hiệp.
Thạch Ngọc sợ Địch Thanh mới lành bệnh chưa bình phục, nên giục ngựa
xông ra tiếp ứng.
Tiết Đức Lễ kinh hãi, một mình ráng sức đánh với hổ tướng, nên đánh
không lại bị Địch Thanh chém một dao nhào xuống ngựa chết liền. Thạch
Ngọc xua quân áp tới chém giết quân Phiên chết ngổn ngang.
Địch Thanh đắc thắng thâu về ải.
Bá Hoa Nữ hay tin cha mình bị tử trận thì lật đật đem binh trở về nước.
Phạm Trọng Yêm hay tin mở tiệc khao thưởng quân sĩ, rồi làm tờ biểu
chương mà tấu trình với triều đình.
Lời bàn
Nếu lịch sử xã hội lấy sự chém giết, tranh đoạt nhau là sức mạnh để hình
thành sự biến Chuyển của xã hội thì sức mạnh của ái tình cũng diễn biến
mạnh mẽ không kém, làm lay chuyển mọi sức mạnh khác trong lẽ sống.
Trong lúc người ta mưu đồ chém giết nhau thì người ta lại mưu đồ để yêu
thương nhau. Chém giết và yêu thương lẫnlộn trong cuộc sống, quấn quýt
nhau trong lịch sử mà từ ngàn . đưa vẫn tồn tại cho đến ngày nay và mai
sau.
Yêu thương và thù hận đều xuất phát từ tâm tư con người, nhưng là hai
trạng thái khác nhau.
Một cô gái đẹp không thể không yêu thương một chàng trai hào hoa phong
nhã, cũng như một tướng tài không thể không dung tha một đối thủ danh
tiếng hơn mình; Tình yêu thương và lòng ganh ty đưa con người đến chỗ