đến hành hung, chúng tôi đạp cho mấy cái thất kinh chạy hết. Kế đó Hồ
Luân xốc đến đánh tôi, tôi xách giò ném xuống lầu nên bể óc mà chết. Ấy
là lỗi tại tôi, xin quan lớn tha cho hai người bạn của tôi không hề liên quan.
Bao Công nghe nói liền nạt lớn:
- Thằng điên nói láo! Thân thể ngươi ốm yếu lại nói xách giò người ta ném
xuống lầu. Thật là phách lối.
Nói rồi truyền quân đuổi Địch Thanh ra khỏi cửa.
Địch Thanh nói lớn:
- Tôi quả là chánh phạm còn hai người kia vô can, xin quan lớn xét lại.
Bao Công nói:
- Ngươi có chịu tội thế cho hai thằng này phải không? Quân bay đánh đuổi
nó ra mau.
Lúc ấy có bọn gia nhân của Hồ Khôn đứng ngoài cửa trông thấy Bao Công
đuổi Địch Thanh đi, không tra xét thì chạy vào quỳ thưa:
- Nó đã chịu án sát nhân sao quan lớn lại thả cho nó đi.
Bao Công nói:
- Quyền xử án là quyền của ta, sao ngươi dám xem vào? Một tên ốm yếu,
nhỏ bé như thế mà dám đặt chuyện nói láo, xách người ném xuống lầu, có
phải là nó đã khinh thường sự suy xét của kẻ khác không?
Nói rồi truyền quân bắt tên gia nhân của Hồ Khôn đánh hai chục hèo về tội
vô phép, xen vào việc xét xử của người có trách nhiệm.
Lúc ấy Bao Công cũng muốn tha luôn Trương Trung, Lý Nghĩa ngặt vì
chưa tìm ra cớ nên tạm giam ít hôm rồi sẽ tính.
Lời bàn:
Bao Công muốn tha ba anh em Địch Thanh vì thấu rõ hành động của cha
con Hồ Luân là một phường gian ác, chuyên hà hiếp dân lành. Kẻ gian
xảo, ác nhân không bao giờ được những người hiền lành ưa thích. Mọi
hành động của họ bắt nguồn từ thế lực quyền uy. Ý thức phân xử cuả Bao
Công là muốn trừ khử kẻ gian manh, nên có cảm tình với những ai có hành
động bài trừ kẻ xấu. Ý thức ấy liên kết với nhau, nên Bao Công đã bên vực