Bấy giờ Địch Thanh đầu đội mão kim khôi, trên mão lại có gắn một hột
ngọc uyên ương để trừ tà yếm quỷ, ngăn đỡ đao thương, tay thì cầm kim
đao, mình cưỡi con Nguyệt long cu, tướng mạo đường đường uy phong lẫm
liệt. Còn Thạch Ngọc đầu đội ngân khôi, mình mặc bạch giáp, tay cầm
trường thương, cưỡi ngựa bạch long cu, hào khí trùng trùng, thật đáng tay
hào kiệt.
Còn Trương Trung, Lý Nghĩa tuy chưa co chức phận gì nhưng cũng mặc
khôi giáp sáng rỡ, diện mạo đường đường, đi đến đâu thì các quan sở tại
tiếp đón rất trọng hậu.
Lúc ấy Bàng Hồng sai gia tướng đem một phong thơ ra huyện Nhơn An, và
một phong thơ ra Đồng Quan mà khiến hai nơi ấy lập mưu hãm hại Địch
Thanh và Thạch Ngọc. Trong thơ nói: Nếu hại được hai người ấy thì sẽ có
quyền cao chức trọng, còn ai không nghe theo thì phải mang họa.
(Nguyên noi nhà quán dịch huyện Nhơn An có sanh yêu quái đã mấy năm
nay, cho nên nhân dân đều kinh sợ mà đồn lần về Biện Lương).
Lúc ấy, tri huyện Nhơn An là Vương Đăng tiếp được thơ của Bàng Hồng
thì quyết tâm làm theo để được thăng bổng lộc.
Ngày kia quân thám thính biết được Địch Thanh đi gần đến huyện mình thì
khiến người dọn dẹp quán dịch ấy cho sạch sẽ, đặng chờ Địch Thanh đến
thì đón vào đó an nghỉ.
Cách mấy ngày sau Địch Thanh đến nơi, Vương Đăng ra rước vào nhà
quán dịch thết đãi. Địch Thanh khiến dừng binh nơi đó nghỉ lại một đêm rồi
sẽ đi.
Đêm ấy khi mãn tiệc, Vương Đăng và các quan đều lui về dinh.
Địch Thanh nói với Thạch Ngọc:
- Ra xem quán dịch này trống trải lắm, vậy anh em ta đêm nay không nên
ngủ mà phải đề phòng.
Thạch Ngọc nói:
- Đại ca nói rất phải.
Hai người thức mãi để đàm đạo cùng nhau.
Qua đến canh hai, Địch Thanh xem thấy trăng tỏ như ban ngày thì gọi
Thạch Ngọc ra mà xem, cà nói: