VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 24

3. PHẢI CÓ ÁNH SÁNG

Sau vụ nổ lớn, lịch trình chính của vũ trụ là giãn nở, cứ mãi làm loãng

độ tập trung của năng lượng đang lấp đầy không gian. Mỗi thời khắc trôi
qua, vũ trụ lớn thêm một chút, nguội đi một chút và mờ đi một ít. Trong lúc
ấy, vật chất và năng lượng chung sống trong một dạng xúp mờ đục, ở đấy
các electron chạy rông không giới hạn liên tục là photon tán xạ tứ tung.

Trong suốt 380.000 năm mọi thứ diễn ra như thế.

Ở kỷ nguyên sơ khai ấy, photon chưa di chuyển bao xa đã chạm tráng

electron. Thuở ấy, nếu nhiệm vụ của bạn là phải nhìn xuyên vũ trụ, bạn sẽ
thất bại. mọi photon bạn trông thấy đều phải phóng đi từ một electron ngay
trước mũi bạn mới chỉ vài

nano và pico giây

trước đấy thôi. Vì đấy là

khoảng cách xa nhất mà thông tin có thể truyền đi trước khi đến mắt bạn, cả
vũ trụ chỉ thuần một màn sương mờ đục tỏa sáng theo mọi hướng bạn nhìn.
Mặt Trời cũng hành xử tương tự vậy.

Bạn có thể đoán được, nhiệt độ giảm thì hạt chuyển động càng lúc càng

chậm. Thế nên đúng vào lúc ấy, khi nhiệt độ vũ trụ lần đầu hạ xuống dưới
mức 3.000 độ Kelvin nóng bỏng, electron chậm lại vừa đủ để bị proton đi
qua bắt lấy, từ đấy sinh ra cho thế giới những nguyên tử đủ lông đủ cánh,
cho phép các photon bị quấy rối trước đó được tự do, di chuyển trên lộ trình
không bị gián đoạn dọc ngang vũ trụ.

“Phông nền vũ trụ” này là hiện thân của chút tàn dư ánh sáng từ một vũ

trụ sơ khai sôi sục, chói lóa, và ta có thể quy nó về một nhiệt độ, tùy theo
các photon trội đại diện cho thang quang phổ nào. Khi vũ trụ tiếp tục nguội,
những photon đã sinh ra trong thang quang phổ khả kiến (có thể nhìn thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.