5. VẬT CHẤT TỐI
Lực hấp dẫn, lực tự nhiên quen thuộc nhất, đem đến cho ta hiện tượng
tuyệt vời nhất đồng thời ít được hiểu biết nhất trong tự nhiên. Phải cần đến
cá nhân lỗi lạc và có sức ảnh hưởng hàng đầu thiên niên kỷ như Isaac
Newton để nhận ra rằng “tác động từ xa” bí ẩn của lực hấp dẫn xuất phát từ
hiệu ứng tự nhiên của từng mảnh vật chất, và rằng lực thu hút giữa hai vật
thể bất kỳ có thể được miêu tả bằng một phương trình đại số đơn giản. Phải
cần đến cá nhân lỗi lạc và có sức ảnh hưởng hàng đầu thế kỷ vừa qua là
Albert Einstein để chứng minh rằng ra có thể miêu tả chính xác hơn tác
động từ xa của tương tác hấp dẫn bằng một sự uốn cong trong kết cấu
không-thời gian, được thực hiện bởi bất kỳ dạng tổ hợp nào của vật chất và
năng lượng. Einstein chứng minh rằng lý thuyết của Newton cần vài chỉnh
sửa để miêu tả tương tác hấp dẫn cho chính xác – để dự đoán, chẳng hạn, tia
sáng sẽ uốn cong bao nhiêu khi chúng đi ngang một vật thể có khối lượng.
Mặc dù phương trình của Einstein màu mè hơn của Newton, chúng lại phù
hợp rất tuyệt với thứ vật chất mà ta đã biết và yêu mến. Thứ vật chất mà ta
có thể nhìn, sờ, cảm nhận, ngửi, và thi thoảng còn nếm nữa.
Chưa biết được ai sẽ là bậc thiên tài kế tiếp, nhưng gần một thế kỷ nay,
chúng ta vẫn luôn chờ đợi một người có khả năng giải thích cho ta biết tại
sao một lượng lớn tất cả lực hấp dẫn mà ta đo được trong vũ trụ - gần 85% -
lại bắt nguồn từ những chất mà đáng lẽ không tương tác với vật chất hay
năng lượng “của chúng ta”. Hay biết đâu lực hấp dẫn “dôi ra” này không
phải đến từ vật chất hay năng lượng gì cả, mà khởi nguồn từ một khái niệm
nào khác. Dù sao đi nữa, về cơ bản ta hoàn toàn không có manh mối gì.
Ngày nay ta thấy mình chẳng tiến đến gần câu trả lời hơn chút nào so với