VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 84

vật lý thiên văn, bởi hơi nước trong khí quyển của Trái Đất sẽ ngốn mất các
tín hiệu vi sóng ban sơ dọc ngang thiên hà và từ những miền xa khuất. Hai
hiện tượng này, dĩ nhiên, có liên quan: nước là thành phần thường gặp nhất
trong thức ăn, và lò vi sóng chủ yếu dùng để đun nước. Gộp lại, đó là dấu
hiệu rõ nhất cho thấy nước hấp thụ tần số vi sóng. Thế nên nếu bạn muốn
quan sát vật thể vũ trụ rõ ràng, bạn buộc phải giảm thiểu lượng hơi nước
giữa kính viễn vọng và vũ trụ, giống như giải pháp của ALMA.

Ở cuối dải bước sóng cực ngắn trên phổ điện từ bạn sẽ thấy các tia

gamma có năng lượng và tần số cao, bước sóng của chúng được đo bằng
picômét. Tia gamma được khám phá vào năm 1900, nhưng mãi đến năm
1961 khi một loại kính viễn vọng mới được phóng theo vệ tinh Explorer XI
của NASA thì tia này mới được dò thấy trong không gian.

Ai đã từng xem nhiều phim khoa học viễn tưởng sẽ biết rằng tia gamma

có hại cho ta. Dám chừng bạn sữ chuyển thành màu xanh và nổi cơ cuồn
cuộn, hoặc tơ nhện có thể phụt ra từ cổ tay của bạn. Nhưng cũng rất khó bắt
giữ tia gamma. Chúng xuyên thẳng qua lăng kính và gương thông thường.
Vậy, làm thế nào quan sát chúng? Bên trong kính viễn vọng của Explorer XI
chứa một thiết bị gọi là scintillator, mà khi tia gamma chiếu vào, nó sẽ phản
ứng với các tia gamma bằng cách tuôn ra các hạt mang điện âm. Bằng việc
đo lường năng lượng của các hạt này, bạn có thể biết được loại ánh sáng
năng lượng cao nào đã tạo ra chúng.

Hai năm sau, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cùng ký Hiệp ước

cấm thử vũ khí hạt nhân có giới hạn, cam kết cấm việc thử vũ khí hạt nhân
dưới nước, trong khí quyển và trong không gian - vì bụi phóng xạ trong
không khí có thể lan tỏa và gây ô nhiễm cho nhiều nơi bên ngoài biên giới
quốc gia. Nhưng đây là Chiến tranh lạnh, cái thời không ai tin tưởng ai về
bất cứ thứ gì. Vin vào sắc lệnh quân sự “tin tưởng nhưng phải xác minh”,
phía Hoa Kỳ triển khai một loạt vệ tinh mới, vệ tinh Velas, để quét tìm
những vụ bùng phát chớp tia gamma có thể xảy ra trong trường hợp phía
Liên Xô thử vũ khí hạt nhân. Các vệ tinh quả thật tìm thấy chớp tia gamma,
gần như mỗi ngày. Nhưng không phải do phía Nga. Những chớp này đến từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.