VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 82

tiếng rít nào từ các nguồn sóng vô tuyến xuất phát từ Trái Đất có thể gây
nhiễu cho việc truyền thông vô tuyến trên mặt đất. Việc này rất giống với
công việc mà Phòng thí nghiệm Bell đã giao cho Penzias và Wilson, 35 năm
sau đó, để tìm kiếm tiếng ồn vi sóng trong máy thu của họ, như ta đã thấy ở
chương 3, từ đó dẫn đến việc khám phá ra nền vi sóng vũ trụ.

Bằng cách bỏ ra vài năm nhọc nhằn theo dấu và ghi lại thời giờ của các

tiếng rít tĩnh điện thu được bằng ăngten tạm bợ của mình, Jansky phát hiện
rằng sóng vô tuyến không chỉ đến từ các trận bão sét trong khu vực và các
nguồn khác trên mặt đất ông đã biết, mà nó còn đến từ trung tâm dải Ngân
Hà. Vùng trời ấy quét qua tầm nhìn của kính viễn vọng mỗi 23 giờ 56 phút
một lần: chính xác là chu kỳ Trái Đất tự quay quanh trục trong không gian
và do đó đúng bằng thời gian cần thiết để trả tâm thiên hà về lại cùng góc và
độ cao trên bầu trời. Karl Jansky công bố kết quả của ông dưới tiêu đề:
“Nhiễu loạn điện tử dường như có nguồn gốc từ ngoài Trái Đất”

*

.

Với quan sát ấy, thiên văn học vô tuyến ra đời - nhưng thiếu vắng

Jansky. Phòng thí nghiệm Bell phân ông làm nhiệm vụ khác, không để ông
gặt hái thành quả từ phát kiến gây ảnh hưởng mạnh của mình. Dù vậy, vài
năm sau, một người Mỹ tự lập thân tên là Grote Reber, đến từ Wheaton, tiểu
bang Illinois, đã dựng nên một kính viễn vọng vô tuyến lòng chảo kim loại,
rộng chín mét ngay trong sân sau nhà. Năm 1938, không chịu chỉ thị của bất
kỳ ai, Reber xác nhận khám phá của Jansky và dành 5 năm kế tiếp để lập ra
những bản đồ vô tuyến trên bầu trời với độ phân giải thấp.

Kính viễn vọng của Reber, dù chưa hề có tiền lệ, khá nhỏ và thô sơ so

với tiêu chuẩn của ngày nay. Kính viễn vọng vô tuyến hiện đại là cả một câu
chuyện khác. Không bị gò bó ở sân sau nhà, đôi khi phải nói là chúng quá
kếch xù. MK1, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1957, là kính viễn vọng vô
tuyến thật sự khổng lồ đầu tiên trên hành tinh - một lòng chảo đơn nhất bằng
thép rắn rộng 76 mét, có thể điều khiển được, đặt tại Đài quan trắc Jodrell
Bank gần Manchester, xứ Anh. Vài tháng sau khi MK1 khai trương, Liên Xô
phóng vệ tinh Sputnik 1, và ăngten chảo của Jodrell Bank bỗng chốc trở
thành đúng thứ có thể lần theo dấu khối công cụ bé nhỏ quay quanh quỹ đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.