lá, cũng đã đến lúc cô phải thay đổi lối sống. Vào đúng cái tuần ấy, sau khi
nhồi nhét vào người cả đống thuốc an thần để chế ngự cơn thèm thuốc, bà
ấy gọi điện cho khắp lượt mọi người và nói rằng, bà ấy sắp tự tử. Tất nhiên,
không một ai tin lời bà ấy cả. hai ngày sau vào khoảng giữa trưa, tôi tỉnh
dậy, trong chiếc điện thoại tự động trả lời có ghi lại lời vĩnh biệt của bà ấy –
chưa bao giờ giọng nói của bà ấy thể hiện một sự bình tĩnh đến thế, an phận
đến thế. Bà ấy nói rằng, đơn giản là chẳng còn có thể cảm nhận được một
điều gì nữa – cả vui sướng lẫn khổ đau – và với bà ấy thế là quá đủ rồi.
Veronika bỗng thấy thương cho người phụ nữ đang kể câu chuyện này. Hẳn
là chị ta thực lòng muốn hiểu rõ cái chết của bà cô mình. Làm sao lại có thể
phán xét những người quyết định chết nhỉ, trong cái thế giới mà người nào
cũng cố gắng sống bằng mọi giá?
Không một ai có quyền phán xét cả. Mỗi người tự biết những nỗi khổ đau
cùng tận của mình, đó là những nỗi khổ đau khi mà rốt cuộc chính ý nghĩa
của cuộc đời cũng chẳng còn. Veronika muốn nói được ra đúng những lời
như thế, nhưng nàng bị nghẹn sặc vì cái ống nằm trong cổ họng, thành thử
nữ chủ nhân vô hình của giọng nói kia phải tới giúp nàng.
Cô y tá cúi xuống bên Veronika, trên thân thể bị trói chặt của nàng vấn vít
những ống dây nhợ lằng nhằng cốt để bằng mọi cách giúp nó chống đỡ lại
chính nữ chủ nhân của mình, chống lại ý định tự tử của nàng. Veronika
lúclắc đứa , ánh mắt khẩn khoản cầu xin rút hộ nàng cái ống chết tiệt này ra
để cho nàng được chết nhẹ nhàng đi cho rồi.
- Cô đừng có bị kích động quá ! – người phụ nữ nói – Tôi không biết
là cô đã hối hận hay chưa hay vẫn còn muốn chết, nhưng đối với tôi điều
này không q4r. Điều khiến tôi quan tâm chỉ là làm sao hoàn thành trách
nhiệm của tôi mà thôi. Nếu bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện bị kích động,
theo nguyên tắc, tôi phải cho bệnh nhân một liều an thần.
Veronika lặng người đi, nhưng người y tá đã chọc mũi kim tiêm vào mạch
máu. Chẳng mấy chốc, Veronika lại rơi vào một thế giới rất kỳ lạ không hề