- Sáu năm rồi.
- Bà thấy không, cô ấy đã là một cô gái tự lập đến tận xương tuỷ rồi
còn gì. Tuy nhiên vì rằng, có một vị thầy thuốc người Áo, bác sĩ Sigmund
Freud – tôi tin bà đã từng nghe đến tên ông ấy – đã viết về những mối quan
hệ bệnh hoạn giữa cha mẹ và con cái, cho đến giờ các bậc cha mẹ vẫn tự
kết tội mình trong đủ mọi chuyện trên đời. Bà thử nói tôi nghe xem nào,
những người Ấn độ có cho rằng, việc một đứa con trai trở thành kẻ giết
người thì đó là hậu quả từ sự giáo dục của cha mẹ nó hay không?
- Tôi không hiểu – người phụ nữ trả lời, mỗi lúc một ngạc nhiên hơn
với ông bác sĩ. Có lẽ ông ta bị lây bệnh từ những bệnh nhân tâm thần của
chính mình rồi cũng nên.
- Tôi trả lời cho bà nghe nhé – bác sĩ Igor nói – Những người Ấn Độ
cho rằng, tên giết người mới chính là kẻ có tội, chứ không phải xã hội,
không phải cha mẹ, cũng chẳng phải ông bà. Người Nhật có đi tự tử vì đứa
con trai bỗng nảy ra cái ý nghĩ thử ma tuý và kết quả là đi bắn giết người
hay không? Câu trả lời vẫn là: Không! Mà bà nên nhớ, người Nhật có thể
số phận vì bất cứ lý do gì đấy nhé. Mới đây, cũng về chuyện này, tôi có đọc
được trong một tờ báo rằng có một chàng trai đã tự tử vì anh ta không vào
được khoa dự bị đại học.
- Thế tôi có thể nói chuyện với con gái tôi được không? – chẳng mấy
quan tâm đến những người Nhật lẫn người Ấn cũng như người Canada của
bác sĩ Igor nữa, người phụ nữ hỏi.
- Tất nhiên, tất nhiên – bác sĩ Igor trả lời, tức giận vì ông bị cắt ngang
lời – nhưng trước hết, tôi muốn bà hiểu một điều rằng, ngoại trừ một số
trường hợp bệnh lý trầm trọng, người ta mất trí khi cố thoát khỏi một đầu
óc hủ lậu đấy. Bà hiểu chứ?
- Tôi hiểu, quá hiểu rồi – bà ta đáp – Và nếu ông cho rằng, tôi không
thể quan tâm tới nó đến nơi đến chốn thì ông cứ yên tâm, tôi chưa từng bao
giờ cố thử thay đổi cuộc sống của mình cả.
- Thôi được rồi - bác sĩ Igor cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút – Bà
có thể tưởng tượng được là có một thế giới, trong đó ví dụ như, chúng ta
không còn cần hết ngày này sang ngày khác lặp đi lặp mãi cùng những