của kẻ thù…"
Hội trường lại im phăng phắc, chỉ vang lên giọng nói của Lực.
"Trăm công nghìn việc, việc gì cũng đến tay tôi. Tôi cũng là người như các
anh chị. Tôi không có ba đầu sáu tay. Tôi xé thân tôi ra trăm mảnh để lo hết
việc này việc nọ ở cơ quan, không còn chút thì giờ nào để chú ý đến gia
đình. Các anh các chị phải biết thương tôi chứ…".
An Lân quay mặt nói với Thế Tùng.
- Ông ta tự ôm lấy việc, bây giờ lại đổ tội cho người khác.
Bản chất đa nghi rất nhạy với cử chỉ của mọi người xung quanh, Lực hỏi
nhỏ Cấu:
- An Lân vừa nói gì với Thế Tùng?
- Hắn nói là "anh ôm việc, lại đổ tội cho người khác".
Lực nhảy chồm lên:
"Nhiều lần anh An Lân gay gắt phê bình tôl là ôm đồm. Tôi mà không ôm
đồm thì tờ báo không ra gì. Tôi chỉ vắng mặt một ngày một giờ là tớ báo
hỏng ngay, hỏng ngay, hỏng ngay, hỏng ngay, hỏng ngay…
"Cả cơ quan chểnh mảng với công việc chung, không ai chịu hy sinh một
chút quyền lợi cá nhân để phụng sự tập thể. Có người chỉ hong hóng cuộc
họp nào có phong bì thì mới đi, không có phong bì thì không chịu đi. Có
ngày cả cơ quan chỉ vài ba người đến, ngồi uống trà uống bia rồi tán gẫu.
Để dành thì giờ tán gẫu đó mà suy nghĩ cho tờ báo cho nền học thuật nước
nhà, đầu tư tâm sức cho tờ báo cho cơ quan, khổ tâm khổ tứ cho tờ báo cho
học thuật thì có ích biết bao nhiêu… Tình trạng chểnh mảng đã dẫn đến
hậu quả là tờ báo trụt số lượng. Thế mà cứ đòi lương cao, đòi thu nhập cao.
Cứ nằm đó mà chờ sung rụng vào miệng…!".
Mọi người ngơ ngác, im lặng. Đâu có phải lúc nào im lặng cũng là ưng
thuận, mà lắm lúc im lặng lại là khước từ là khinh bỉ. Lực có biệt tài siêu
đẳng là trơ tráo, trơ tráo nói thế này rồi trơ tráo nói thế khác. Đứng đầu một
cơ quan học thuật lớn, làm ăn bê bối, lại đổ lỗi cho anh em không chịu làm
việc, không chịu cộng tác với mình. Lực giống như một anh Hề trong chèo
cổ. Hai chân Hề lấm bê bết bùn, trèo lên lau bàn, tay lau đến đâu chân quệt
bẩn bùn đến đấy, lau đi lau lại vẫn bẩn, Hề chửi đổng: "Tiên sư chúng nó