không quân Mỹ.
Thiệu là như thế nên việc rút quân sớm và bất hợp tác với viên Đại tá Mỹ
của Hạnh, Thiệu đã ghi thêm một chấm đen nữa trong lý lịch của Hạnh.
Với Hạnh, Thiệu một tên lừa thầy, phản bạn, sống rất lươn lẹo này đã
không ưa Hạnh ngay từ khi cùng học ở trường đào tọa sĩ quan bởi tính
Hạnh cương trực lại có nhiều ưu thế hơn Thiệu. Tới khi cùng là Trung tá
dưới quyền của Dương Văn Minh, Hạnh được Minh tin dùng hơn, Thiệu đã
ghen ghét, nhưng lúc đó Thiệu chỉ đành chịu “ngậm bồ hòn”...
Với bản chất gian manh lại vốn ghen ghét từ xa xưa giữa hai thằng bạn
đồng lứa như thế nên từ khi được Mỹ cân nhắc lên làm Tổng thống, Thiệu
đã thả sức gây cho Hạnh bao nỗi thăng trầm.
Hạnh không bao giờ được làm cấp Trưởng, không được ngồi lâu ở đâu ấm
chỗ và khăm nhất là Thiệu thường xuyên điều Hạnh đi làm cấp Phó cho
những sĩ quan trước đây vốn là cấp dưới của Hạnh để làm nhục Hạnh. Đến
lần thứ sáu này, khi Hạnh đang làm Phó cho Nguyễn Viết Thanh cai quản
vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Thanh vị nể Hạnh vốn là cấp trên
của mình mà trọng dụng thì Thiệu liền điều luôn Hạnh lên Tây Nguyên làm
thuộc hạ cho Ngô Du - một “chúa tể sơn lâm” và trùm áp - phe khét tiếng,
hoàn toàn không hợp với Hạnh.
Thế là Hạnh phải xa vùng đất mà Hạnh có thể vùng vẫy. Ở đây khi có thời
cơ, Hạnh có thể có trong tay một quân đoàn để hành động hoặc ít ra cũng
“ghìm chân” cả quân đoàn này lại như hồi tướng Dương Văn Minh đảo
chính, lật đổ Diệm. Ngày đó, Hạnh chưa bắt tay với Cách mạng, nhưng vì
yêu quý, ủng hộ Dương Văn Minh mà Hạnh đã đạo diễn cho viên Tư lệnh
làm việc ấy. Bên cạnh việc phải xa vùng đất này, điều đau cay nữa với
Hạnh là lên Tây Nguyên Hạnh đã không còn điều kiện để luôn lui tới đàm
đạo với Dương Văn Minh mà vì sức ép của Mỹ, Thiệu đã phải cho Minh về
nước, không còn phải sống lưu vong.
Trong những tháng ngày ảm đạm của Hạnh hồi cuối năm 1973 này, bác
Tám “vô tư” lại phải lặn lội lên tận Tây Nguyên để “thăm chơi” với Hạnh.
Hạnh cũng thấy đỡ cô đơn và vui hơn khi bác nói cho Hạnh biết những
chuyển biến quan trọng của chiến cuộc đang rất có lợi cho Cách mạng khi