quân Mỹ đã phải rút hết về nước theo Hiệp định Pa-ri. Cũng qua gợi ý của
bác mà Hạnh đã yên tâm và có những kế sách để thực hiện ý nguyện của
mình từ vùng đất Tây Nguyên này.
Nhưng Hữu Hạnh lần nữa lại “bất hạnh”. Khi “đốm lửa” lần này vừa le lói
lên thì cả một thùng nước đã dội xuống. Ngày 15 tháng 5 năm 1974 Hạnh
đột nhiên nhận được quyết định về hưu do Thiệu ký khi Hạnh mới ở tuổi
48.
Cuối tháng 5 khi bác Tám về Cần Thơ thấy Hạnh nhàn nhã ở nhà đã lạ.
Càng lạ và cũng đã sững sờ khi Hạnh chìa ra các quyết định này. Bảy
Lương và cả các đồng chí lãnh đạo Ban binh vận đều không khỏi buồn.
Anh than phiền với bác Tám: “Vậy là công lao của anh em binh vận mình
bao năm, giờ thành công cốc!”.
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ khi anh vừa bị một cú sốc mạnh. Sau cú sốc này
không lâu từ phân tích thời cuộc anh đã thấy và đúng lúc ấy, các đồng chí
lãnh đạo của Ban đã chỉ thị cho anh: “Phải động viên S7 giữ vững tinh
thần, bình tâm chờ đợi thời cơ mới. Theo xu hướng của thời cuộc có nhiều
khả năng Dương Văn Minh sẽ trở lại chính trường. S7 phải luôn luôn sẵn
sàng “nhảy vào cuộc” khi Dương Văn Minh lên nắm quyền ở dinh Độc
Lập”.
Cũng như mọi khi, Bảy Lương không trực tiếp gặp Nguyễn Hữu Hạnh.
Việc truyền đạt về phân tích tình hình và chỉ thị “sẵn sàng nhảy vào cuộc”
cho Hạnh lại do bác Tám đảm nhiệm. Chính Hạnh khi chưa gặp bác Tám
lần này cũng tự thấy: Do thất bại liên tiếp về quân sự, do uy tín, ảnh hưởng
và lực lượng của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt
Nam ngày càng lớn mạnh do sức ép mạnh mẽ của dư luận cả trong và ngoài
nước đòi Thiệu phải thay đổi chính sách, chấp nhận các yêu cầu của lực
lượng hòa hợp, hòa giải dân tộc và lên án mạnh mẽ Thiệu về tội tham
nhũng buôn lậu mà Thiệu đang rất lúng túng. Còn Mỹ từ khi cho Dương
Văn Minh về nước, tuy rằng không ưa ông Minh, nhưng bây giờ thấy ông
Minh đang có nhiều uy tín cả trong giới quân sự và dân sự, Hoa kỳ đã hé
mở rõ chủ định sẽ dùng Minh làm “con bài dự trữ” để thay thế Thiệu khi
Thiệu đã hết vai trò... Hạnh nói với bác Tám: