Tướng Minh vội quay sang hỏi Hạnh:
- Bây giờ “toa” muốn gì?
Hạnh nghĩ rằng đầu hàng sớm là tốt nhất, nhưng chưa nói thẳng điều đó mà
chỉ nói thêm:
- Thưa Đại tướng về chính trị là quyền của Đại tướng. Riêng về quân sự thì
Đại tướng phải quyết định gấp. Tình hình quá nguy ngập không cho phép
chúng ta chần chừ nữa.
Tướng Minh lại suy nghĩ trầm ngâm một lúc rồi mới nói:
- Thôi để “moa” đi bàn với ông Huyền và ông Mẫu. Các “toa” cứ ngồi đây
đợi.
Hạnh đề nghị được đi theo, Minh đồng ý. Cả hai đến phủ Thủ tướng ở số 7
đường Thống Nhất. Trên đường đi Hạnh càng thấy rõ cảnh hỗn loạn của
Sài Gòn. Dân chúng đang thành từng dòng người, bồng bế nhau xuôi
ngược, nét mặt đều lộ rõ vẻ hoang mang, hốt hoảng. Kẻ xấu đang lợi dụng
hôi của. Ở tòa đại sứ Mỹ, bọn chúng đông như kiến cỏ, chen lấn nhau bu
vào tha các thứ ở đây ra làm cho xe của Hạnh không thể nào đi nhanh
được.
Đến phủ Thủ tướng, bộ ba Minh - Huyền - Mẫu vội vã họp bàn ngay. Phó
Tổng thống Nguyễn Văn Huyền muốn để chờ kết quả của phái đoàn thương
thuyết do luật sư Trần Ngọc Liễng dẫn đầu từ trại Đa-vit trở về xem sao.
Liệu Mặt trận dân tộc giải phóng có chấp thuận được đề nghị nào của phía
“Quốc gia” không? Nhưng đến gần 8 giờ phái đoàn ông Liễng vẫn chưa về.
Trong khi ấy tình hình mỗi phút càng thêm nguy ngập nên bộ ba này không
còn con đường nào khác phải nhất trí quyết định đơn phương tuyên bố bàn
giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn lời tuyên bố và 9 giờ Tổng
thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố vào máy ghi âm.
Trong lúc tướng Minh đọc lời tuyên bố để thâu băng, Nguyễn Hữu Hạnh
điểm nhanh một loạt các viên tướng đang cầm quân xem những tên nào còn
“máu mặt” có thể phản ứng với tuyên bố này. Trừ những tên vừa mới bị bắt
và đào nhiệm, số còn lại gần như tất cả đã mất hết tinh thần kháng cự. Chỉ
còn có Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh quân đoàn 4 và quân khu 4 có thể sẽ