VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 11

đến sự đổi mới thực thụ cũng như hệ quả tất yếu của nó sự phá hủy sáng
tạo”.
—NIALL FERGUSON, tác giả của tác phẩm Đồng tiền lên ngôi (The
Ascent of Money)

“Trước đây, một triết gia người Xcốt-len ít ai biết đến đã viết một quyển
sách về những điều làm các nước thành công và những điều khiến họ thất
bại. Quyển sách Sự thịnh vượng của các quốc gia (The Wealth of Nations)
đến ngày nay vẫn còn được đọc. Với cùng tinh thần sáng suốt và tầm nhìn
lịch sử bao quát như thế, Daron Acemoğlu và James Robinson đã trả lời
câu hỏi tương tự cho thời đại của chúng ta. Sau hai thế kỷ nữa, cháu chắt
chút chít của chúng ta cũng sẽ vẫn đọc Tại sao các quốc gia thất bại”.
—GEORGE AKERLOF, giải Nobel kinh tế năm 2001

“Quyển sách Tại sao các quốc gia thất bại thật hay trên nhiều phương diện
đến mức tôi không chắc có thể kể hết ra được. Nó giải thích về những miền
đất rộng lớn trong lịch sử loài người. Dù ở châu Á, châu Phi hay châu Mỹ,
nó đều thông thuộc như nhau. Nó công bằng cho cả cánh tả lẫn cánh hữu
cũng như mọi xu hướng trung dung. Nó không nện thẳng cánh mà cũng
chẳng lăng mạ cốt để lôi cuốn sự chú ý. Nó vừa làm sáng tỏ quá khứ vừa
trao cho chúng ta một cách thức mới để tư duy về hiện tại. Chính quyển
sách hiếm có trong kinh tế học này sẽ thuyết phục độc giả rằng hai tác giả
muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho những con người bình thường.
Nó mang lại cho các học giả những tháng năm tranh luận, cho những độc
giả bình thường những năm tháng chuyện trò bên bàn ăn theo kiểu ‘các bạn
có biết không…’ Nó có những mẩu chuyện vui mà ta luôn luôn đón nhận.
Nó là một quyển sách xuất sắc và bạn nên mua ngay, qua đó khuyến khích
các tác giả tiếp tục sự nghiệp của mình”.
—CHARLES C. MANN, tác giả của 1491 và 1493

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.