miền bắc phải chịu đựng hàng thập niên đói nghèo, đàn áp chính trị, và
những thể chế kinh tế vô cùng khác biệt. Sự khác biệt giữa hai miền nam
bắc là do hệ thống chính trị đã tạo ra các quỹ đạo thể chế hoàn toàn khác
nhau.
Dựa vào 15 năm nghiên cứu sâu sắc, Acemoğlu và Robinson đã sắp xếp
những bằng chứng lịch sử phi thường từ Đế chế La Mã, các thành bang
Maya, Venice thời Trung cổ, Liên Xô, châu Mỹ La-tinh, nước Anh, châu
Âu, Hoa Kỳ và châu Phi để xây dựng một lý thuyết mới về kinh tế chính trị
rất thích hợp cho những câu hỏi lớn của ngày hôm nay như:
- Trung Quốc đã xây dựng một cỗ máy tăng trưởng có tính chuyên quyền.
Liệu đất nước này có tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như thế và sẽ chế
ngự phương Tây?
- Phải chăng những năm tháng huy hoàng nhất của nước Mỹ đã lùi vào quá
khứ? Phải chăng nước Mỹ đang chuyển từ một vòng xoáy đi lên, trong đó
những nỗ lực của giới quyền thế nhằm củng cố sức mạnh đã bị kháng cự,
sang một vòng xoáy đi xuống làm giàu và trao quyền cho một nhóm thiểu
số ít ỏi?
- Đâu là con đường hữu hiệu nhất giúp đưa hàng triệu người thoát khỏi hố
sâu đói nghèo và đi tới thịnh vượng? Phải chăng là bằng lòng nhân đạo
nhiều hơn của các nước phương Tây giàu có? Hay là bằng cách học lấy bài
học hóc búa từ những ý tưởng đột phá của Acemoğlu và Robinson về sự
tương tác giữa các thể chế kinh tế và chính trị có tính dung hợp?
Quyển sách Tại sao các quốc gia thất bại sẽ thay đổi cách thức chúng ta
nhìn và hiểu thế giới.
DARON ACEMOĞLU được phong danh hiệu Giáo sư Killian chuyên
ngành Kinh tế học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Năm 2005, ông
được tặng Huân chương John Bates Clark dành cho những nhà kinh tế học
dưới 40 tuổi được công nhận là đã có những đóng góp quan trọng nhất cho
kho tàng tư tưởng và tri thức kinh tế.
JAMES A. ROBINSON là nhà khoa học chính trị và nhà kinh tế học, được
phong danh hiệu Giáo sư David Florence về Chính phủ tại Đại học