VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 10

Harvard. Là chuyên gia nổi tiếng thế giới về châu Mỹ La-tinh và châu Phi,
ông từng làm việc ở Botswana, Mauritius, Sierra Leone và Nam Phi.

BÌA 4:
“Tại sao các quốc gia thất bại là một quyển sách tuyệt diệu. Acemoğlu và
Robinson đã nhằm vào một trong những vấn đề quan trọng nhất trong khoa
học xã hội - một câu hỏi giày vò các nhà tư tưởng hàng đầu qua nhiều thế
kỷ - và đã mang lại lời giải đáp xuất sắc nhờ tính đơn giản và sức thuyết
phục của nó. Là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa lịch sử, khoa học chính
trị và kinh tế học, quyển sách này sẽ làm thay đổi cách tư duy của chúng ta
về phát triển kinh tế. Tại sao các quốc gia thất bại là một quyển sách mà
bạn phải đọc”.
—STEVENT LEVITT, đồng tác giả của tác phẩm Kinh tế học hài hước
(Freakonomics)

“Có ba lý do khiến bạn sẽ yêu thích quyển sách này: Nó nói về sự chênh
lệnh thu nhập quốc gia trong thế giới hiện đại, có lẽ là vấn đề lớn nhất của
thế giới ngày nay. Nó lại càng thêm sống động với những câu chuyện kỳ
thú làm cho bạn trở nên cuốn hút trong những bữa tiệc cocktail - như lý do
gì khiến Botswana thịnh vượng còn Sierra Leone thì không. Và nó rất dễ
đọc. Cũng như tôi, bạn không tránh khỏi sẽ đọc quyển sách một mạch từ
đầu đến cuối, rồi đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa”.
—JARED DIAMOND, tác giả của những tác phẩm bán chạy nhất từng
đoạt giải Pulitzer như Súng, vi trùng và thép (Guns, Germs and Steel) và
Sụp đổ (Collapse)

“Một quyển sách hấp dẫn và vô cùng dễ đọc. Và kết luận là một tin vui: các
thể chế ‘chiếm đoạt’ chuyên quyền như những thể chế đang thúc đẩy tăng
trưởng ở Trung Quốc ngày nay nhất định sẽ kiệt sức. Không có những thể
chế dung hợp được hình thành trước tiên ở phương Tây thì sẽ không thể có
tăng trưởng bền vững, vì chỉ có một xã hội thực sự tự do mới có thể đem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.