VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 8

GIỚI THIỆU

Sách được dịch và xuất bản sang tiếng Việt với sự hỗ trợ một phần về tài
chính của Phòng Thông tin Văn hóa, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành
phố Hồ Chí Minh.

BÌA GẬP:
Được viết một cách hấp dẫn và thông minh, quyển sách Tại sao các quốc
gia thất bại giúp giải đáp câu hỏi từng gây bối rối cho các chuyên gia qua
nhiều thế kỷ: Tại sao một số nước giàu còn nhiều nước khác lại nghèo, bị
chia rẽ giữa phồn vinh và nghèo khó, mạnh khỏe và bệnh tật, no đủ và đói
kém?
Phải chăng lý do nằm ở văn hóa, thời tiết hay các yếu tố địa lý? Hay là do
tình trạng thiếu hiểu biết về những chính sách đúng đắn?
Câu trả lời đơn giản là “không”. Không nhân tố nào trong số này có tính
quyết định hay định mệnh. Bởi vì nếu thế, làm sao ta giải thích được lý do
khiến Botswana trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất
thế giới trong khi những quốc gia châu Phi khác như Zimbabwe, Congo và
Sierra Leone chìm đắm trong đói nghèo và bạo loạn?
Daron Acemoğlu và James Robinson chứng minh một cách dứt khoát rằng
chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân
căn bản của sự thành công (hay không thành công) về kinh tế. Chỉ cần đơn
cử một trong những ví dụ thú vị: đất nước Triều Tiên có thành phần dân tộc
đồng nhất rõ rệt, thế mà dân chúng Bắc Triều Tiên thuộc nhóm nghèo nhất
thế giới trong khi những người anh em Nam Triều Tiên của họ lại nằm
trong số những người giàu nhất. Miền nam đã hun đúc nên một xã hội tạo
ra được các động cơ khuyến khích, ban thưởng cho sự đổi mới sáng tạo, và
cho phép mọi người tham gia vào các cơ hội kinh tế. Thành công kinh tế
này được duy trì nhờ chính phủ trở nên có trách nhiệm giải trình và đáp
ứng nhanh chóng trước đại đa số quần chúng. Đáng buồn thay, người dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.