VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 129

Vì thế, sự tăng trưởng của đất nước Xô viết trở nên kiệt lực, và nền kinh tế
bắt đầu sụp đổ vào thập niên 1980 rồi Liên bang Xô viết hoàn toàn giải tán
vào thập niên 1990.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày nay cũng có một vài điểm

chung với kinh nghiệm của cả Liên Xô và Nam Triều Tiên. Trong khi
những giai đoạn tăng trưởng ban đầu của Trung Quốc được dẫn dắt bằng
cải cách thị trường triệt để trong lĩnh vực nông nghiệp, cải cách trong hoạt
động công nghiệp im ắng hơn. Thậm chí ngày nay, nhà nước và Đảng đóng
vai trò trung tâm trong việc quyết định lĩnh vực nào và công ty nào sẽ nhận
thêm vốn và sẽ phát triển - trong quá trình đó họ dựng lên rồi lại phá vỡ cơ
đồ. Cũng như ở Liên Xô trong những ngày hoàng kim, Trung Quốc đang
tăng trưởng nhanh chóng, nhưng đó vẫn là sự tăng trưởng trong các thể chế
chiếm đoạt, dưới sự kiểm soát của nhà nước, gần như không có dấu hiệu
chuyển đổi sang các thể chế chính trị dung hợp. Sự kiện các thể chế kinh tế
Trung Quốc vẫn còn xa mức độ dung hợp hoàn toàn cũng cho thấy rằng sự
chuyển đổi theo kiểu Nam Triều Tiên ít có khả năng xảy ra, dù vậy, lẽ dĩ
nhiên không phải là bất khả thi.

Cũng đáng lưu ý rằng sự tập trung chính trị là yếu tố then chốt cho cả

hai phương thức tăng trưởng trong các thể chế chính trị chiếm đoạt. Nếu
không có một mức độ tập trung chính trị nhất định, giới quyền thế chủ đồn
điền ở Barbados, Cuba, Haiti và Jamaica chắc hẳn đã không thể duy trì luật
pháp và trật tự cũng như bảo vệ của cải và tài sản riêng của họ. Nếu không
có sự tập trung chính trị đáng kể và sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính
trị, giới quyền thế quân đội Nam Triều Tiên và Đảng Cộng sản Trung Quốc
chắc sẽ không cảm thấy đủ an toàn để thực hiện những cuộc cải cách kinh
tế đáng kể và vẫn xoay sở để giữ vững quyền lực. Và nếu không có sự tập
trung chính trị như vậy, nhà nước ở Liên Xô hay Trung Quốc chắc không
thể điều phối hoạt động kinh tế để đưa nguồn lực hướng tới những lĩnh vực
có năng suất cao. Do đó, ranh giới phân chia chính giữa các thể chế chính
trị chiếm đoạt là mức độ tập trung chính trị. Những thể chế nào không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.