chiến và đôi khi thành sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước. Ý nghĩa của điều
này là: ngay cả khi một xã hội trong các thể chế chiếm đoạt thoạt đầu đạt
được mức độ tập trung nhà nước nhất định, điều đó sẽ không kéo dài. Trên
thực tế, đấu tranh nội bộ để giành quyền kiểm soát các thể chế chiếm đoạt
thường dẫn đến nội chiến và tình trạng vô luật pháp tràn lan, dẫn đến mất
sự tập trung chính trị nhà nước kéo dài như ở nhiều quốc gia hạ Sahara
châu Phi cũng như một vài nước châu Mỹ La-tinh và Nam Á.
Cuối cùng, khi tăng trưởng xảy ra trong các thể chế chính trị chiếm
đoạt nhưng thể chế kinh tế có những khía cạnh dung hợp, như ở Nam Triều
Tiên, luôn luôn có nguy cơ là các thể chế kinh tế sẽ trở nên chiếm đoạt hơn
và tăng trưởng sẽ dừng lại. Những người kiểm soát quyền lực chính trị cuối
cùng sẽ nhận thấy có lợi hơn khi sử dụng quyền lực để hạn chế cạnh tranh,
gia tăng phần chia của họ trong chiếc bánh phúc lợi chung, hay thậm chí
đánh cắp và cướp bóc từ những người khác thay vì hỗ trợ tiến bộ kinh tế.
Sự phân phối quyền lực và khả năng sử dụng quyền lực cuối cùng sẽ xói
mòn chính nền tảng của thịnh vượng kinh tế, trừ phi các thể chế chính trị
được chuyển đổi từ chiếm đoạt sang dung hợp.