VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 17

LỜI TỰA CHO BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
NAM

TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI

DARON ACEMOĞLU VÀ JAMES A. ROBINSON

VIỆT NAM là một trong những thành công về kinh tế trong 30 năm

qua. Mặc dù hiện nay, với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.400
đô-la theo sức mua tương đương, tuy chưa phải là một nước giàu, song Việt
Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo nổi bật: chỉ trong vòng ba
thập kỷ, biến một quốc gia trong đó tình trạng nghèo là phổ biến trở thành
một quốc gia với tỷ lệ nghèo chỉ còn khoảng 10% theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới. Bản thân thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng
gấp 10 lần trong giai đoạn này.

Tại sao vào thời điểm năm 1980, Việt Nam lại nghèo như vậy? Tại sao

sau đó Việt Nam lại phát triển nhanh chóng? Các nhà kinh tế học và các
nhà khoa học xã hội đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau cho những
sự kiện kiểu này. Một số người cho rằng sự thành công kinh tế của một
quốc gia hoặc khu vực được xác định bởi vị trí địa lý hay điều kiện sinh
thái của nó. Các học giả này đặc biệt quan tâm đến việc một quốc gia có
nằm trong khu vực nhiệt đới hay không. Theo họ, vì Việt Nam nằm trong
vùng nhiệt đới giữa hạ chí tuyến và xích đạo nên tiềm năng kinh tế nội tại
của nó chỉ có giới hạn. Nhưng sự thay đổi sâu sắc trong quỹ đạo kinh tế của
việt Nam trong 30 năm qua không hề liên quan tới sự thay đổi vị trí địa lý.
Một số người khác sẽ lập luận rằng văn hóa của một dân tộc, các chuẩn
mực xã hội, các giá trị hay đạo đức làm việc sẽ quyết định sự thành công
hay thất bại về kinh tế. Nhưng một lần nữa, văn hóa Việt Nam đã không
thay đổi kể từ thập niên 1980 trở lại đây. Cuối cùng, nếu bạn tham dự các
lớp kinh tế phát triển ở các khoa kinh tế học hàng đầu thế giới, bạn sẽ được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.