VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 19

một thể chế kinh tế có tính dung hợp hay chiếm đoạt nằm ở bản chất của
chính trị và quyền lực chính trị. Trong nhà nước thuộc địa Pháp, quyền lực
chính trị đã được phân phối trong phạm vi hẹp, và nhà nước được sử dụng
để ủng hộ các lợi ích đặc biệt - do vậy thể chế chính trị có tính chiếm đoạt.
Người Việt Nam, mặc dù chiếm đa số, nhưng đã bị trục xuất ra khỏi địa hạt
quyền lực chính trị và bị tước đoạt cơ hội kinh tế. Điều này trên thực tế
cũng đã từng tồn tại, ngay cả trước khi thực dân Pháp xuất hiện, chỉ khác là
quyền lực được trao cho giới quyền thế trong nước chứ không phải nước
ngoài.

Trong cuốn sách này, chúng tôi chứng minh rằng trong hầu hết mọi

trường hợp, một nước sở dĩ nghèo là do họ có các thể chế kinh tế chiếm
đoạt, bắt nguồn từ các thể chế chính trị chiếm đoạt. Còn các nước giàu sở
dĩ giàu là bởi vì họ có các thể chế chính trị dung hợp, với nhà nước mạnh
và có trách nhiệm giải trình, và quyền lực chính trị được phân phối một
cách rộng rãi, và nhờ đó tạo ra các thể chế kinh tế dung hợp.

Để trở nên giàu có, một nước nghèo phải chuyển đổi từ các thể chế

chiếm đoạt sang dung hợp. Trong địa hạt kinh tế, đây chính là căn nguyên
tạo ra tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gần đây. Sau khi đánh đổ chế độ thực
dân và thống nhất đất nước, Việt Nam đã tạo ra một nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung trong đó nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và hầu hết các
ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các thử nghiệm với nền kinh tế chỉ huy
trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 đã cho thấy những hạn chế kinh
tế nghiêm trọng của mô hình này. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi của
Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cho thấy rằng sự ra đời của các tổ
chức kinh tế dung hợp hơn đã tạo ra tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ
được quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Chính sách Đổi mới của
Chính phủ Việt Nam từ năm 1986 được đưa ra nhằm chuyển nền kinh tế từ
kế hoạch hóa tập trung sang “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Chính sách kinh tế Đổi mới đã đem lại những khuyến khích có tính
thị trường, giải tán nông nghiệp tập thể, loại bỏ kiểm soát giá cả hàng nông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.