VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 20

sản, và cho phép nông dân tiêu thụ hàng hóa của họ trên thị trường. Giống
như Trung Quốc, phong trào chuyển sang các thể chế dung hợp này đã
thành công và bắt đầu phát huy những tài năng tiềm ẩn to lớn nhưng chưa
được giải phóng của người dân. Những cải cách này cùng với những cải
cách sau đó đã khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và đầu tư
nước ngoài. Như vậy, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ thập niên 1980 đã
được thúc đẩy bởi phong trào chuyển sang các thể chế kinh tế dung hợp
hơn, mặc dù quá trình chuyển đổi này vẫn còn một chặng đường dài trước
mắt. Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách một cách toàn diện nếu
muốn duy trì được đà tăng trưởng hiện nay và gia nhập hàng ngũ những
quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.

LỜI KHEN NGỢI DÀNH CHO Tại sao
các quốc gia thất bại

“Acemoğlu và Robinson đã có những đóng góp quan trọng cho cuộc

tranh luận về lý do khiến những nước tuy diện mạo có vẻ giống nhau song
lại có sự phát triển kinh tế và chính trị hết sức khác nhau. Bằng nhiều ví dụ
lịch sử có tính bao quát, họ cho chúng ta thấy sự phát triển thể chế, đôi khi
dựa vào những hoàn cảnh hết sức tình cờ, đã đem lại những hệ quả to lớn.
Độ mở của xã hội, sự sẵn lòng chấp nhận phá hủy sáng tạo, và tinh thần
thượng tôn pháp luật tỏ ra có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế”.

—Kenneth J. Arrow, giải Nobel kinh tế, 1972

“Quyển sách quan trọng và sâu sắc này cùng với các ví dụ lịch sử

trong đó giúp khẳng định lập luận rằng các thể chế chính trị dung hợp ủng
hộ cho các thể chế kinh tế dung hợp là nhân tố then chốt để đạt được sự
thịnh vượng bền vững. Quyển sách này nhìn lại cách thức các chế độ tốt
đẹp hình thành và đưa đến một vòng xoáy đi lên như thế nào, trong khi các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.