VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 21

chế độ tồi tệ vẫn nằm trong vòng xoáy đi xuống. Đây là một phân tích quan
trọng không thể bỏ qua”.

—Peter Diamond, giải Nobel kinh tế, 2010

“Đối với những người nghĩ rằng vận mệnh kinh tế của một đất nước

được xác định bởi yếu tố địa lý hay văn hóa, Daron Acemoğlu và Jim
Robinson gửi đến họ những tin tức không mấy tốt lành. Chính những thể
chế do con người tạo ra, chứ không phải vị trí của đất nước hay đức tin của
tổ tiên, quyết định việc một quốc gia sẽ nghèo hay giàu. Là một sự tổng
hợp xuất sắc công trình nghiên cứu của các nhà lý thuyết từ Adam Smith
cho đến Douglass North với các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của các
nhà sử học kinh tế, Acemoğlu và Robinson đã viết nên một quyển sách
thuyết phục và vô cùng đáng đọc”.

—Niall Ferguson, tác giả của Đồng tiền lên ngôi (The Ascent of Money)

“Acemoğlu và Robinson - hai trong số những chuyên gia hàng đầu thế

giới về phát triển - phơi bày lý do tại sao không phải yếu tố địa lý, bệnh tật
hay văn hóa giúp giải thích tại sao một số nước giàu trong khi những nước
khác lại nghèo, mà đúng hơn, đó là vấn đề thể chế và chính trị. Quyển sách
dễ lĩnh hội này mang lại những hiểu biết thú vị cho các chuyên gia cũng
như độc giả phổ thông”.

—Francis Fukuyama, tác giả của The End of History and the Last Man

The Origins of Political Order

“Hai trong số các nhà kinh tế học xuất sắc và uyên bác nhất thế giới

bàn về vấn đề gay cấn nhất: tại sao một số nước thì giàu và những nước
khác lại nghèo? Được viết bằng những tri thức sâu sắc về kinh tế học và
lịch sử chính trị, đây có lẽ là nhận định thuyết phục nhất được đưa ra hiện
nay rằng ‘các thể chế là quan trọng’. Một quyển sách kích thích, phong phú
thông tin và hoàn toàn mê hoặc”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.