VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 238

Cả James I và con ông Charles I, người thừa kế ngai vàng, đều khao

khát củng cố ngôi vua, giảm ảnh hưởng của Quốc hội, và thiết lập các thể
chế chuyên chế tương tự như đã được xây dựng ở Tây Ban Nha và Pháp
nhằm tăng cường sự kiểm soát của họ và giới quyền thế đối với nền kinh tế,
làm cho các thể chế trở nên có tính chiếm đoạt hơn. Xung đột giữa Vua
James I và Quốc hội trở nên căng thẳng vào thập niên 1620. Trọng tâm của
mối xung đột này là việc kiểm soát hoạt động thương mại ở hải ngoại và
trong phạm vi quần đảo Anh. Khả năng ban bố thế lực độc quyền của nhà
vua là nguồn thu chính của nhà nước và thường được sử dụng như một
phương thức ban phát ân sủng đặc quyền cho những người ủng hộ nhà vua.
Chẳng lạ gì, thể chế chiếm đoạt này, vốn cản trở sự tham gia và vận hành
thị trường, đã gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động kinh tế và quyền lợi của
nhiều đại biểu quốc hội. Năm 1623, Quốc hội giành thắng lợi đáng kể bằng
cách xoay sở để thông qua Luật Độc quyền, qua đó cấm Vua James I không
được thành lập các đơn vị độc quyền mới trong nước. Tuy nhiên, nhà vua
vẫn có thể thành lập các đơn vị độc quyền trong hoạt động ngoại thương vì
thẩm quyền của Quốc hội không bao trùm các sự vụ quốc tế. Các độc
quyền hiện hữu, quốc tế hay nội địa, đều còn nguyên vẹn, bất khả xâm
phạm.

Quốc hội không nhóm họp định kỳ mà phải được nhà vua triệu tập.

Quy ước ra đời sau Đại hiến chương Magna Carta là nhà vua phải triệu tập
Quốc hội để được chấp thuận ban hành thuế mới. Charles I lên ngôi năm
1625, từ chối triệu tập Quốc hội sau năm 1629, và tăng cường các nỗ lực
của Vua James I để xây dựng một thể chế chuyên chế cứng rắn. Ông tạo ra
những khoản vay ép buộc, có nghĩa là dân chúng phải cho ông vay tiền, rồi
ông đơn phương thay đổi điều khoản vay và từ chối trả nợ. Ông dựng lên
và bán các đơn vị độc quyền trong hoạt động ngoại thương mà Luật Độc
quyền vẫn còn chừa lại cho nhà vua. Ông cũng lũng đoạn tính độc lập của
nhánh tư pháp và ra sức can thiệp nhằm tác động đến kết quả của các vụ
kiện. Ông thu nhiều loại thuế và phí, trong đó gây tranh cãi nhiều nhất là
“tiền tàu” đánh vào các địa hạt ven biển vào năm 1635 để đổi lại sự bảo vệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.