VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 383

chế kinh tế dung hợp hiện có. Hầu hết những nơi này đều không có cơ may
hưởng lợi từ công nghiệp hóa vào thế kỷ 19 hoặc thậm chí trong thế kỷ 20.

Tình hình ở những vùng còn lại của châu Âu cũng khá khác biệt so ở

Úc và Hoa Kỳ. Khi cuộc Cách mạng công nghiệp Anh tăng tốc vào cuối thế
kỷ 18, hầu hết các nước châu Âu đi theo chế độ chuyên chế dưới sự cai trị
của nhà vua và giới quý tộc, với phần lớn nguồn thu nhập đến từ việc sở
hữu đất hoặc từ đặc quyền kinh doanh dựa vào các rào cản gia nhập thị
trường. Sự phá hủy sáng tạo hình thành từ quá trình công nghiệp hóa sẽ làm
xói mòn các đặc lợi thương mại của giới lãnh đạo, thu hút nguồn tài nguyên
và lao động ra khỏi đất đai của họ. Tầng lớp quý tộc sẽ là kẻ thua cuộc về
kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa. Quan trọng hơn, họ cũng sẽ là
người thua cuộc chính trị, vì quá trình công nghiệp hóa chắc chắn sẽ tạo ra
bất ổn và thách thức chính trị đối với độc quyền chính trị của họ.

Nhưng quá trình chuyển đổi thể chế và cuộc Cách mạng công nghiệp

Anh tạo ra những cơ hội và thách thức mới đối với các nước châu Âu. Mặc
dù chủ nghĩa chuyên chế đang tồn tại, nhưng Tây Âu cũng có chung quá
trình phân hóa thể chế giống như đã tác động đến Anh trong thiên niên kỷ
trước. Tuy nhiên, diễn biến ở Đông Âu, ở Đế chế Ottoman và Trung Quốc
thì rất khác. Những khác biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lan
truyền công nghiệp hóa. Cũng giống như nạn dịch hạch hay sự gia tăng
thương mại ở Đại Tây Dương, thời điểm quyết định hình thành từ cuộc
Cách mạng công nghiệp làm trầm trọng hơn các xung đột về thể chế ở
nhiều quốc gia châu Âu. Một nhân tố chính là cuộc Cách mạng Pháp năm
1789. Sự cáo chung của chủ nghĩa chuyên chế tại Pháp đã mở đường cho
các thể chế dung hợp, và người Pháp cuối cùng bắt tay vào công nghiệp
hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Thật ra, cuộc Cách mạng Pháp còn
đạt được nhiều hơn thế. Cách mạng Pháp giúp lan truyền các thể chế Pháp
thông qua quá trình xâm lược và cải cách mạnh mẽ các thể chế chiếm đoạt
ở một số nước láng giềng. Do đó, Cách mạng Pháp mở ra con đường đi đến
công nghiệp hóa không chỉ ở Pháp, mà cả ở Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ và nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.