VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 431

ra các thủ lĩnh chiến binh. Ở Sierra Leone, người Anh tổ chức cai trị gián
tiếp dựa vào các hệ thống thẩm quyền và thể chế bản xứ hiện hữu.

Tuy nhiên, bất kể nền tảng lịch sử của những cá nhân được công nhận

là thủ lĩnh tối cao vào năm 1896 như thế nào, thì sự cai trị gián tiếp và
quyền lực được đặt vào tay các thủ lĩnh tối cao đã làm thay đổi hoàn toàn
nền chính trị hiện hữu của Sierra Leone. Lý do thứ nhất là nó du nhập một
hệ thống phân chia giai cấp xã hội - các gia tộc cầm quyền - chưa từng tồn
tại trước đây. Giới quý tộc cha truyền con nối đã thay thế cho tập quán
trước đây, trong đó các thủ lĩnh phải có sự ủng hộ của quần chúng và dễ
thay đổi hơn. Thay vào đó, đã nổi lên một hệ thống cứng nhắc với các thủ
lĩnh cầm quyền trọn đời, chịu ơn các chức sắc ở Freetown hay ở Anh, và
không có trách nhiệm giải trình trước người dân mà họ cai trị. Người Anh
cũng hoan hỉ làm biến chất các thể chế bằng những cách khác, ví dụ như
thay thế các thủ lĩnh chính thống bằng những người hợp tác với họ hơn.
Thật vậy, gia đình Margai, sau này có đến hai thủ tướng đầu tiên ở Sierra
Leone sau độc lập, đã nắm giữ cương vị thủ lĩnh vùng hạ Banta nhờ sát
cánh với người Anh trong cuộc Bạo loạn thuế nhà chống lại vị thủ lĩnh
đương thời Nyama. Nyama bị truất phế, người nhà Margai trở thành các vị
thủ lĩnh và chiếm giữ cương vị này mãi đến năm 2010.

Điều đáng kể là mức độ liên tục giữa Sierra Leone dưới thời thuộc địa

và Sierra Leone sau khi giành độc lập. Người Anh dựng lên các ủy ban vật
giá để đánh thuế nhà nông. Chính phủ sau thuộc địa cũng tiếp tục chiếm
đoạt tương tự với mức độ thậm chí còn nhiều hơn. Người Anh xây dựng hệ
thống cai trị gián tiếp thông qua các thủ lĩnh tối cao. Chính phủ sau độc lập
cũng không xóa bỏ thể chế thuộc địa này; thay vì thế, họ sử dụng nó để cai
quản cả vùng nông thôn. Người Anh thành lập một đơn vị độc quyền khai
thác kim cương và cố gắng loại trừ những người khai thác bản xứ. Chính
phủ sau độc lập cũng hành động hệt như vậy. Quả thật, người Anh cho rằng
việc xây dựng đường sắt là một phương thức hữu hiệu để cai trị
Mendeland, trong khi Siaka Stevens suy nghĩ ngược lại. Người Anh tin vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.