VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 461

Lý do phổ biến nhất khiến các quốc gia ngày nay thất bại là bởi vì họ

có các thể chế chiếm đoạt. Zimbabwe dưới thời Mugabe minh họa sinh
động cho các hệ lụy kinh tế và xã hội. Mặc dù số liệu thống kê ở Zimbabwe
không đáng tin cậy, ước lượng tốt nhất là thu nhập trên đầu người của
Zimbabwe vào năm 2008 chỉ bằng một nửa so với khi đất nước giành độc
lập vào năm 1980. Bất kể điều này nghe có vẻ ấn tượng đến mức nào, nó
thật ra còn chưa thể hiện hết tình trạng suy sụp về mức sống ở Zimbabwe.
Nhà nước đã sụp đổ và gần như không còn cung cấp bất kỳ dịch vụ công
cộng cơ bản nào nữa. Những năm 2008-2009, hệ thống y tế xấu đi đã dẫn
đến bùng phát dịch tả trên cả nước. Tính đến ngày 10/1/2010, đã có 98.741
ca báo cáo và 4.293 ca tử vong, làm cho nó trở thành nạn dịch tả gây chết
người nhiều nhất bùng phát ở châu Phi trong 15 năm qua. Trong thời gian
đó, tình trạng thất nghiệp cũng lên đến mức chưa từng thấy. Vào đầu năm
2009, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc xác
nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến mức kinh ngạc là 94%.

Gốc rễ của các thể chế kinh tế và chính trị ở Zimbabwe, cũng như ở

nhiều nơi vùng hạ Sahara châu Phi, đã có từ thời thuộc địa. Năm 1890,
Công ty Nam Phi thuộc Anh của Cecil Rhodes phái một lực lượng Viễn
chinh đến vương quốc Ndebele thời ấy, đóng quân ở Matabeleland và vùng
lân cận Mashonaland. Vũ khí tân tiến giúp họ nhanh chóng trấn áp sự
kháng cự của người châu Phi, và đến năm 1901, thuộc địa Nam Rhodesia,
đặt theo tên của Rhodes, được thành lập ở nơi mà hiện nay là Zimbabwe.
Bởi vì vùng này đã trở thành vùng đất nhượng quyền thuộc sở hữu tư nhân
của Công ty Nam Phi thuộc Anh, nên Rhodes dự định kiếm tiền ở đó bằng
cách thăm dò và khai thác kim loại quý. Các cuộc thăm dò không bao giờ
gặt hái được thành công, nhưng vùng đất nông nghiệp trù phú bắt đầu thu
hút dân nhập cư da trắng. Những người định cư chẳng mấy chốc đã thôn
tính phần lớn đất đai. Năm 1923, họ tự giải phóng khỏi sự cai trị của Công
ty Nam Phi thuộc Anh và thuyết phục chính phủ Anh cho họ tự trị. Những
gì xảy ra sau đó cũng hệt như những gì đã xảy ra ở Nam Phi khoảng một
thập niên trước đây. Năm 1913, Luật Đất đai bản xứ (chương 9) từng tạo ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.