VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 480

vụ đảo chính quân sự đầu tiên. Từ đó đến năm 1983, Argentina không
ngừng thay đổi qua lại giữa chế độ độc tài và dân chủ cũng như giữa các
thể chế chiếm đoạt khác nhau. Đã có sự đàn áp ồ ạt dưới chế độ cai trị quân
sự, lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1970 với ít nhất 9.000 người bị hành
quyết trái phép. Hàng trăm nghìn người bị bắt giam và tra tấn.

Trong những thời kỳ cai trị dân sự, đã có những cuộc bầu cử như một

nền dân chủ. Thế nhưng hệ thống chính trị vẫn không có tính dung hợp. Từ
khi Perón lên cầm quyền vào thập niên 1940, đất nước Argentina dân chủ
bị thống lĩnh bởi đảng chính trị do ông thành lập, đảng Partido Justicialista,
nhưng thường được gọi là “đảng của Perón”. Đảng của Perón đắc cử nhờ
vào cỗ máy chính trị hùng hậu, giành thắng lợi bằng cách mua chuộc phiếu
bầu, phân phát ô dù bảo trợ và tham nhũng, trong đó có các hợp đồng và
việc làm trong chính phủ, để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Theo một ý nghĩa
nào đó, đây là một nền dân chủ nhưng không có tính đa nguyên. Quyền lực
tập trung cao độ trong tay đảng của Perón và gần như họ có thể làm mọi
điều mà không bị giới hạn, chí ít trong thời kỳ quân đội chưa lật đổ họ. Như
ta đã thấy trên đây (chương 11), nếu Tòa án Tối cao thách thức một chính
sách, thì kết cục xấu hơn có thể xảy ra với Tòa án Tối cao.

Vào thập niên 1940, Perón đã ấp ủ phong trào lao động như một cơ sở

chính trị. Khi phong trào này suy yếu do sự đàn áp của quân đội vào thập
niên 1970 và 1980, đảng của ông chuyển sang mua chuộc phiếu bầu từ
những thành phần khác. Các chính sách và thể chế kinh tế được thiết kế để
mang lại thu nhập cho những người ủng hộ đảng, chứ không tạo ra một sân
chơi bình đẳng. Khi tổng thống Menem đứng trước quy định giới hạn
nhiệm kỳ ngăn không cho ông tái tranh cử vào thập niên 1990, điều đó
cũng không có tác dụng gì: ông cho viết lại hiến pháp và xóa bỏ quy định
giới hạn nhiệm kỳ. Như El Corralito cho thấy, ngay cả khi Argentina có
tuyển cử và có chính phủ được bầu cử phổ thông, thì chính phủ vẫn có thể
khống chế các quyền sở hữu và chiếm đoạt của người dân mà không bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.