VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 5

nhân dân sẽ chìm sâu vào đói nghèo và lạc hậu. Thể chế chiếm đoạt một
khi đã hình thành thì sẽ có xu hướng tồn tại cho đến mãi mãi dù cho có thay
đổi chính quyền, một vòng xoáy đi xuống sẽ hình thành khi chính quyền
mới tiếp tục duy trì và tăng cường tính chiếm đoạt hơn cả chính quyền cũ,
làm cho đất nước càng nghèo khổ hơn nữa.
Ngược lại, thể chế dung hợp (inclusive institution) lại tổ chức xã hội theo
hướng tạo ra sự phát triển bằng cách khuyến khích người dân mưu cầu
hạnh phúc và tài sản cho bản thân, quyền lực chính trị được phân tán và
chịu sự giám sát từ nhiều phía, tôn trọng các quyền tự do cá nhân, giáo dục
tập trung đào tạo ra con người tự chủ. Vì tạo ra động lực làm việc, động lực
để sáng tạo, các thể chế dung hợp luôn mang đến sự thịnh vượng cho toàn
bộ nhân dân, cho đất nước. Người dân một khi đã được nếm trải mùi vị của
dân chủ, của tự do và thịnh vượng thì họ sẽ làm mọi cách để giữ lấy điều
đó, từ đó tạo ra một vòng xoáy đi lên, đưa đất nước ngày càng tiến lên theo
hướng dân chủ hơn, tự do hơn và thịnh vượng hơn.
Tóm lại, theo các tác giả, không phải quốc gia đó ở đâu, có nền văn hóa
nào hay trình độ giới lãnh đạo mà chính việc có loại thể chế nào mới là yếu
tố then chốt quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia. Nói cách khác,
chính sự khác biệt về thể chế mới là đường ranh giới của đói nghèo và phồn
vinh chứ không phải là Bức tường Berlin (Đông Đức và Tây Đức) hay Vĩ
tuyến 38 (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc). Tuy thế, tác giả cũng nói rõ rằng,
nếu có một điều gì đó tệ hại nhất thì đó không phải là một thể chế chiếm
đoạt mà là một sự hỗn loạn vô chính phủ, nơi mà chiến tranh giữa chính
phủ và các phe phái liên miên không dứt như Sierra Leone, Somalia,
Congo. Vì thế, trước khi nói đến sự thịnh vượng, người ta phải nói đến hòa
bình và ổn định.
Đi sâu vào phân tích đặc điểm của từng loại thể chế, tác giả cho rằng tuy
thể chế chiếm đoạt triệt tiêu động lực lao động, triệt tiêu sức sáng tạo nên
thường mang đến sự đói nghèo và lạc hậu nhưng không phải thể chế chiếm
đoạt không thể đem lại sự phát triển, điển hình là Liên Xô trước đây và
Trung Quốc ngày nay. Liên Xô từ năm 1928 đến 1970 đã tập trung đào tạo
nhân lực, tập trung các nguồn lực kinh tế để phát triển công nghiệp nặng và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.