VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 522

sự ra đi của Mao Trạch Đông, một cuộc khủng hoảng quyền lực diễn ra,
dẫn tới những xung đột giữa các thế lực có tầm nhìn và tư tưởng khác nhau
về kết quả của sự thay đổi. Bè lũ bốn tên dự định tiếp tục với chính sách
Cách mạng Văn hóa vì đó là cách thức duy nhất củng cố quyền lực của
chúng và của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, Hoa Quốc Phong
mong muốn loại bỏ Cách mạng Văn hóa, tuy nhiên điều đó dường như
không dễ dàng bởi chính nhờ nó, ông mới có được thân thế và quyền lực
trong đảng. Thế nên Hoa ủng hộ một lối đi mới cân bằng hơn dù vẫn theo
tầm nhìn của họ Mao, được gói gọn trong “hai phàm là” (“Two
Whatevers”) như tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đăng tải năm 1977. Hoa lập luận: “Chúng ta quyết
tâm duy trì mọi quyết định chính trị của Mao chủ tịch, và một lòng dấn
bước trên con đường mà Chủ tịch đã vạch ra”.

Giống như Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình cũng không muốn thủ

tiêu chế độ cộng sản và thay thế nó bởi thị trường dung hợp. Quyền lực mà
ông cũng như một nhóm người khác có được lúc bấy giờ đều do cuộc Cách
mạng vô sản mang lại. Tuy nhiên ông và những người ủng hộ tin là hoàn
toàn có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kể mà không ảnh hưởng
tới quyền lực chính trị của mình: Họ sở hữu một khuôn mẫu phát triển kinh
tế dưới thể chế chiếm đoạt chính trị hoàn toàn vô hại cho quyền lực của họ,
bởi vì người dân Trung Hoa lúc bấy giờ đang chỉ có một khát khao cháy
bỏng là cải thiện đời sống, và cũng bởi vì những kẻ đối nghịch đáng kể của
đảng đều đã bị loại trừ hoàn toàn dưới thời Mao Trạch Đông với cuộc Cách
mạng Văn hóa. Để đạt được điều này, họ phải loại bỏ không chỉ cuộc Cách
mạng Văn hóa mà cả phần lớn thể chế do họ Mao để lại. Họ nhận ra rằng
chỉ có những động thái đáng kể tiến đến thể chế kinh tế dung hợp mới có
thể tạo ra tăng trưởng kinh tế cần thiết. Thế nên họ mong muốn cải cách
kinh tế và củng cố vai trò của các động cơ và sức mạnh thị trường. Họ cũng
có tham vọng mở rộng phạm vi của quyền sở hữu cá nhân và giảm bớt vai
trò của Đảng Cộng sản trong xã hội cũng như trong quản lý chính quyền,
loại bỏ những khái niệm như đấu tranh giai cấp. Bè phái của Đặng Tiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.