VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 524

nước bao cấp, và việc kiểm soát của quốc gia đối với nền kinh tế nói chung
cần phải được tháo gỡ. Đây là những gợi ý hết sức cấp tiến nhưng hợp thời
do ảnh hưởng của Đặng đang lên. Tháng 11 và 12/1978, Hội nghị Trung
ương III của Đại hội đảng lần thứ XI đã mang đến sự đột phá. Bất chấp sự
phản đối của Hoa Quốc Phong, mục tiêu của đảng được xác định không
phải là đấu tranh giai cấp mà là hiện đại hóa nền kinh tế. Đại hội đã tuyên
bố một vài thử nghiệm thăm dò như một “hệ thống khoán hộ” tại một số
tỉnh; thực chất đây là nỗ lực đẩy lùi nông nghiệp tập thể và đưa khuyến
khích kinh tế vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong vòng một năm sau đó,
Ủy ban Trung ương được xác nhận là tâm điểm của khái niệm “chân lý từ
thực tế” và tuyên bố cuộc Cách mạng Văn hóa là một đại họa thật sự cho
người dân Trung Quốc. Trong thời kỳ này, Đặng Tiểu Bình đã củng cố
quyền lực thông qua việc bổ nhiệm những người ủng hộ mình vào các vị trí
quan trọng trong đảng, quân đội và chính quyền. Tuy vẫn phải cẩn trọng
trong từng bước đi chống lại những người ủng hộ Hoa Quốc Phong trong
Ủy ban Trung ương, ông cũng đã tạo được một nền tảng quyền lực vững
chắc. Đến năm 1980, Hoa buộc phải từ chức, và Triệu Tử Dương lên thay.
Năm 1982, Hoa rời khỏi Ủy ban Trung ương. Chưa dừng lại ở đó, tại Đại
hội đảng lần thứ XII năm 1982, và ngay sau đó tại Đại hội Đại biểu nhân
dân toàn quốc vào tháng 8/1985, Đặng Tiểu Bình gần như đã hoàn tất việc
cải tổ bộ máy lãnh đạo đảng và Bộ Chính trị với những con người trẻ tuổi
và có tư tưởng cấp tiến. Nếu so sánh giữa năm 1980 đến 1985, thì đã có 21
trong số 26 thành viên của Bộ Chính trị, 8 trong số 11 thành viên của Ban
bí thư của Đảng Cộng sản, và 10 trong số 18 phó thủ tướng đã bị thay thế.

Lúc bấy giờ Đặng Tiểu Bình và các nhà cải cách đã hoàn tất cuộc cách

mạng chính trị và nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Tiếp theo đó, họ
phát động một chuỗi thay đổi trong thể chế kinh tế, trước tiên là trong nông
nghiệp. Cho đến năm 1983, hệ thống trách nhiệm hộ gia đình (khoán hộ),
phỏng theo ý tưởng của Hồ Kiều Mộc với mong muốn đem lại những động
cơ kinh tế cho nông dân, đã được áp dụng rộng rãi. Năm 1985 việc bắt
buộc mua bán lương thực trong nước bị bãi bỏ, thay vào đó là một hệ thống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.