VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 73

2. NHỮNG LÝ THUYẾT KHÔNG
THUYẾT PHỤC

VỊ THẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI

CUỐN SÁCH NÀY nhằm giải thích sự cách biệt giàu nghèo (hay bất

bình đẳng) trên thế giới và một số mô thức khái quát nằm đằng sau sự cách
biệt giàu nghèo này. Quốc gia đầu tiên có tăng trưởng kinh tế bền vững là
Vương quốc Anh (liên minh giữa nước Anh, xứ Wales và Scotland từ năm
1707). Tăng trưởng bắt đầu một cách chậm rãi trong nửa sau của thế kỷ 18
khi cuộc Cách mạng công nghiệp, dựa trên những đột phá lớn về công nghệ
và ứng dụng của chúng trong các ngành công nghiệp, dần dần bám rễ.
Ngay sau nước Anh, Mỹ và hầu hết các quốc gia Tây Âu cũng bắt đầu công
nghiệp hóa. Sự thịnh vượng của nước Anh cũng nhanh chóng lan sang các
“thuộc địa định cư” của nước này như Canada, Úc và New Zealand - những
nước cho đến nay vẫn nằm trong danh sách 30 quốc gia giàu nhất thế giới.
Bên cạnh đó còn có Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc - những quốc gia
đạt tới sự thịnh vượng theo một mô thức rộng rãi hơn, mô thức mà nhờ đó
nhiều vùng lãnh thổ ở Đông Á khác như Đài Loan, rồi Trung Quốc, đạt
được tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Có một sự tương phản rõ nét giữa nhóm đầu và cuối trong phổ phân

phối thu nhập của các quốc gia trên thế giới. Nhìn vào danh sách 30 quốc
gia nghèo nhất hiện nay, bạn sẽ thấy hầu như tất cả đều ở vùng hạ Sahara
của châu Phi. Trong danh sách này bạn cũng sẽ thấy Afghanistan, Haiti và
Nepal, những nước mặc dù không ở châu Phi nhưng có nhiều điểm tương
đồng quan trọng với các quốc gia châu Phi như chúng tôi sẽ giải thích sau
này. Nếu ngược dòng thời gian 50 năm trở về trước, bạn sẽ thấy danh sách
30 quốc gia giàu nhất và nghèo nhất không khác đáng kể so với hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.