người hằng năm từ 20.000 USD trở lên. Trong nhóm này, chúng ta thấy
những khuôn mặt quen thuộc: Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và Nhật Bản.
Một mô thức thú vị khác có thể nhìn thấy ở châu Mỹ. Nếu liệt kê các
quốc gia ở châu Mỹ từ giàu nhất đến nghèo nhất, bạn sẽ thấy dẫn đầu là
Hoa Kỳ và Canada, kế tiếp là Chile, Argentina, Brazil, Mexico và Uruguay,
và có thể còn thấy Venezuela, tùy thuộc vào giá dầu cao hay thấp. Sau
những nước này sẽ tới Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador và Peru.
Phía dưới cùng là nhóm ba nước nghèo cá biệt, bao gồm Bolivia,
Guatemala và Paraguay. Dù trở lại quá khứ 50 năm, 100 năm hay 150 năm,
bạn sẽ luôn thấy ba nước này ở cùng vị trí cuối bảng. Vì vậy, vấn đề không
là chỉ là Hoa Kỳ và Canada là giàu hơn Mỹ La-tinh, mà còn là tồn tại một
sự phân hóa rõ ràng và liên tục giữa các nước giàu và nước nghèo trong
phạm vi châu Mỹ La-tinh.
Mô thức thú vị cuối cùng là ở Trung Đông, ở đó chúng ta tìm thấy các
quốc gia giàu dầu mỏ như Arập Saudi và Kuwait có mức thu nhập xấp xỉ
với nhóm 30 nước giàu nhất. Tuy nhiên, nếu giá dầu giảm, họ sẽ nhanh
chóng rơi trở lại vị trí thấp hơn. Các nước Trung Đông ít hoặc không có
dầu mỏ như Ai Cập, Jordan và Syria đều co cụm xung quanh mức thu nhập
tương tự như của Guatemala và Peru. Nếu không có dầu, các nước Trung
Đông sẽ đều nghèo, mặc dù không quá nghèo như những nước ở vùng hạ
Sahara ở châu Phi, nhưng sẽ tương tự như các nước ở Trung Mỹ và vùng
Andes.
Trong khi các mô thức giàu nghèo tồn tại dai dẳng, chúng không hề cố
định hay không thể thay đổi. Đầu tiên, như chúng ta đã nhấn mạnh, hầu hết
sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới hiện nay nổi lên từ cuối thế kỷ 18 theo
sau cuộc Cách mạng công nghiệp. Cho đến giữa thế kỷ 18, khoảng cách
giàu nghèo giữa các quốc gia nhỏ hơn nhiều so với hiện tại, không những
thế thứ bậc của các quốc gia vốn khá ổn định sau đó đã thay đổi rất nhiều
nếu chúng ta tiếp tục ngược dòng lịch sử. Ví dụ như ở châu Mỹ, thứ bậc mà