VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 82

nhập của toàn thế giới. Luận thuyết này cũng không giải thích tại sao nửa
phía bắc của Nogales lại giàu hơn hẳn so với người anh em song sinh ở nửa
bên kia của hàng rào biên giới, mặc dù cả hai nửa cùng có chung một nền
văn minh cách đây 500 năm.

Câu chuyện của Nogales làm nổi bật một vấn đề lớn nữa trong việc áp

dụng luận thuyết của Diamond: như chúng ta đã thấy, bất chấp các nhược
điểm của đế chế Inca và Aztec vào năm 1532, chắc chắn là Peru và Mexico
đã thịnh vượng hơn so với những vùng đất châu Mỹ mà sau này trở thành
Hoa Kỳ và Canada. Bắc Mỹ trở nên thịnh vượng hơn chính là nhờ nó đã
nhiệt thành tiếp nhận công nghệ và tiến bộ của cuộc Cách mạng công
nghiệp. Dân chúng được học hành và đường sắt trải dài khắp Đại bình
nguyên (Great Plains) - hoàn toàn trái ngược với những gì đã xảy ra ở Nam
Mỹ. Điều này không thể được giải thích bằng sự khác biệt địa lý giữa Bắc
và Nam Mỹ, mà nếu có nhấn mạnh đến sự khác biệt này đi chăng nữa thì
thuận lợi sẽ thuộc về Nam Mỹ chứ không phải Bắc Mỹ.

Cách biệt giàu nghèo trong thế giới hiện đại phần lớn là kết quả của

tình trạng chênh lệch trong việc phổ biến và áp dụng công nghệ, và luận
thuyết của Diamond có bao gồm một số lập luận quan trọng về điều này. Ví
dụ, ông lập luận, theo nhà sử học William McNeill, hướng đông-tây của lục
địa Á-Âu (Eurasia) cho phép cây trồng, động vật và đổi mới lan truyền từ
Fertile Crescent vào Tây Âu, trong khi hướng bắc-nam của châu Mỹ giải
thích tại sao chữ viết, được tạo ra ở Mexico, đã không lan truyền sang
Andes hoặc Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hướng của lục địa không thể cung cấp một
lời giải thích cho sự cách biệt giàu nghèo của thế giới. Hãy thử nhìn vào
châu Phi. Mặc dù sa mạc Sahara là một rào cản đáng kể cho sự di chuyển
của hàng hóa và ý tưởng từ phía bắc hạ Sahara của châu Phi, những rào cản
này không phải là không thể vượt qua. Người Bồ Đào Nha, và sau đó
những người châu Âu khác, đã từng dong thuyền quanh bờ biển và loại bỏ
sự khác biệt về tri thức vào thời điểm khi khoảng cách thu nhập còn rất nhỏ
so với hiện nay. Kể từ đó, châu Phi đã không thể bắt kịp châu Âu. Trái lại,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.