GIẢ THUYẾT VĂN HÓA
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi thứ hai - giả thuyết văn hóa - kết
nối sự thịnh vượng với nền văn hóa. Tương tự như giả thuyết địa lý, giả
thuyết văn hóa cũng có một dòng truyền thừa xuất sắc, chí ít là kể từ nhà xã
hội học vĩ đại người Đức Max Weber, người lập luận rằng cải cách Tin lành
(còn gọi là cải cách Kháng cách - Protestant Reformation) và đạo đức Tin
lành do cuộc cải cách này tạo ra đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sự ra đời của xã hội công nghiệp hiện đại ở Tây Âu. Giả
thuyết văn hóa hiện nay không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tôn giáo,
nhưng nhấn mạnh các hình thái khác của niềm tin, giá trị và đạo đức.
Mặc dù ngại không nói ra, song nhiều người cho rằng châu Phi nghèo
là do họ thiếu đạo đức làm việc, vẫn còn tin vào phù thủy và ma thuật, hoặc
chống lại các công nghệ mới của phương Tây. Nhiều người cũng tin rằng
Mỹ La-tinh sẽ không bao giờ giàu có vì người dân đã túng quẫn lại còn
hoang phí, và bởi vì họ bị nhiễm văn hóa “Iberian” hay “mañana” (việc
hôm nay cứ để ngày mai). Tất nhiên, nhiều người đã từng tin rằng văn hóa
Trung Hoa và các giá trị Khổng giáo là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế,
nhưng ngày nay tầm quan trọng của đạo đức làm việc Trung Hoa là động
cơ tăng trưởng chính của Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore được ca
ngợi.
Liệu giả thuyết văn hóa có giúp chúng ta hiểu cách biệt giàu nghèo
trên thế giới hay không? Vừa có vừa không. “Có” theo nghĩa là các chuẩn
mực xã hội liên quan đến văn hóa, vật chất có thể khó thay đổi, và chúng
đôi khi cũng hỗ trợ cho sự khác biệt về thể chế, vốn là lời giải thích của
cuốn sách này cho sự cách biệt thu nhập trên thế giới. “Không” - và đây là
trường hợp phổ biến - vì những khía cạnh mà giả thuyết văn hóa thường
nhấn mạnh (như tôn giáo, đạo đức quốc gia, giá trị châu Phi và châu Mỹ
La-tinh), không hề quan trọng cho sự hiểu biết về cách thức chênh lệch
giàu nghèo của thế giới đi đến trạng thái như hiện nay và vẫn tiếp tục tồn