VÌ SAO HỌ THÀNH CÔNG - TẬP 1 - Trang 86

Những năm 1960, tiền bạc chưa phải là một thước đo xã hội như bây giờ. Gia đình chúng tôi đã
từng sống những ngày không một xu dính túi nhưng rồi chúng tôi đã vượt qua và lớn lên. Tôi

chỉ bị chi phối khá nhiều bởi cuộc sống và cả những nỗi đau mà người cha trái tính của tôi đem

lại. Sự sợ hãi luôn ngự trị trong gia đình chúng tôi thời đó. Vì thế, tôi tìm kiếm những gì có thể

mang lại cho mình sự bình an trong tâm hồn. Với tôi, điều đó quan trọng hơn tiền bạc.

Tốt nghiệp Dartmouth, tôi không muốn sang Việt Nam chiến đấu mà tình nguyện gia nhập lực

lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc để có cơ hội giúp đỡ con người thay vì bắn giết họ.

Tôi đề nghị được đi đến những nước có Phật giáo phát triển để kết hợp học hỏi thêm nơi các

thiền viện. Sau khi đọc về các thiền sư phái Thiền Tông và các Lạt-ma (thầy tu Tây Tạng), tôi

nghĩ rằng trên đời này phải có những người cao thâm lắm, họ thông thái hơn cả những bộ óc vĩ

đại nhất trong các trường đại học lừng danh của nước Mỹ. Tôi được điều sang Thái Lan hai

năm hỗ trợ các nhóm cứu thương ở Thung lũng sông Mê Kông. Chúng tôi được học tiếng Thái

một cách bài bản nên nói rất tốt. Có điều chiến sự ở đó rất ác liệt.

Là nước lấy đạo Phật làm Quốc giáo, Thái Lan có rất nhiều chùa chiền, đền miếu, thiền viện

cùng các vị cao tăng. Tôi gặp Ajahn Chah, bốn mươi bảy tuổi, sư phụ đầu tiên của tôi lúc tôi hai

mươi hai. Ajahn là người có óc khôi hài, thâm thúy và niềm vui sống luôn lấp lánh trong đáy

mắt ông. Khi tôi đề nghị Ajahn nhận tôi làm đệ tử, Ajahn không nhận lời ngay mà hỏi ngược lại

rằng liệu tôi có chịu đựng được những khuôn phép khắt khe của nhà chùa hay không? Rằng tôi

còi cọc như vậy khi đi tu còn ốm hơn thế nữa, khi đó họ biết làm sao với bộ xương khô của tôi?

Rằng tôi có chắc là đã có quyết định cuối cùng hay chưa? Và vô số các câu hỏi khác. Tôi thích

một sư phụ, một cố vấn như vậy.

Tôi cũng được truyền nguồn cảm hứng từ một sư phụ người Mỹ uyên thâm và rất tuyệt vời,

người đã đến Thái Lan trước tôi nhiều thập niên và đang là một trụ trì. Ông từng được vua

Thái Lan trao tặng phần thưởng cao quý vì họ xem ông như một trong những thượng tọa của

đất nước mình.

Thế rồi tôi vào chùa, tụng kinh gõ mõ và đi… khất thực (còn gọi là đi bát). Đó là truyền thống

nhà Phật. Chúng tôi cầm bát đi khắp các làng mạc xa xôi hẻo lánh từ mờ sáng cho đến khi mặt

trời lên cao. Đó là một kinh nghiệm rất sống động và tuyệt vời. Tôi đi xin, mọi người sẵn lòng

chia sẻ với tôi chút lương thực ít ỏi của họ, nhưng tôi không được mở miệng cám ơn họ. Tôi chỉ

được phép cảm ơn họ trong tâm tưởng, và trả ơn họ bằng việc làm của mình. Chúng tôi đem

đến cho họ những tư tưởng, triết lý của nhà Phật, triết lý làm người; động viên an ủi họ và cứu

chữa họ bằng những bài thuốc cỏ cây mà chúng tôi được học nơi nhà chùa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.